Căng cơ là tình trạng mà các cơ giãn ra vượt mức bình thường, hay vượt qua giới hạn của cơ. Tình trạng này xuất hiện ở nhiều vị trí cơ trên người, gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người.

Căng cơ là gì?

Căng cơ là tình trạng mà các cơ giãn ra vượt mức bình thường, hay vượt qua giới hạn của cơ. Tình trạng này xuất hiện ở nhiều vị trí cơ trên người, nhất là vùng cổ và thắt lưng là hay gặp nhất, đối tượng người hay tập thể thao thường xuyên.

Căng cơ là gì?

Triệu chứng căng cơ

Căng cơ giãn dây chằng

Căng cơ làm giãn dây chằng là việc dây chằng căng ra, kéo giãn quá mức giới hạn nhưng không đứt, tạo nên những cơn đau dữ dội, vùng chấn thương bị sưng to, làm lỏng khớp, khả năng vận động cũng giảm đi đáng kể.

Căng cơ chuột rút bắp chân

Căng cơ chuột rút ở bắp chân là xuất hiện những cơn đau ở bắp chân do sự co thắt cơ bắp khi di chuyển hay hoạt động. Thường thấy ở bắp chân, hoặc xung xung quanh đầu gối. Nhiều khi còn ảnh hưởng tới cơ nhỏ của bàn chân. Thông thường cơn đau cho việc giãn cơ chuột rút bắp chân xuất hiện trong vài phút, mức độ đau khác nhau, có thể là vài giây hoặc cả chục phút.

Cơn đau kiểu này thường xuất hiện trong lúc bạn đang nghỉ ngơi, hay đang ngủ vào ban đêm, vì vậy nó còn có tên gọi là chuột rút vào đêm. Tình trạng này có thể làm bạn tỉnh dậy, gây là sự khó chịu và mất ngủ thường xuyên.

Đau căng cơ liên sườn

Đau căng cơ liên sườn là tình trạng nhóm cơ này bị tổn thương, xuất hiện khả năng viêm hoặc ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và cuộc sống hàng ngày.Đau căng cơ liên sườn ảnh hưởng không nhỏ tới duy trì hoạt động trên cơ thể cũng như sức khỏe mọi người, đảo lộn mọi công việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn. Nguyên nhân bắt nguồn từ tổn thương hay 2 nhóm cơ này di chuyển dọc theo 2 bên sức quá nhiều.

Căng cơ gây đau lưng

Tình trạng căng cơ làm đau lưng được nhiều chuyên gia đánh giá là tình trạng rất phổ biến ở người hay bị đau hoặc chấn thương ở lưng, gân cơ thắt lưng bị căng ra hoặc bị rách.

Căng cơ gây đau lưng

Đây là bệnh xuất hiện tại các vùng cơ và dây chằng ở giữa cột sống lưng. Khi các nhóm cơ này bị kéo giãn quá mức giới hạn chịu đựng của cơ, làm cơ bị yêu đó, cột sống cũng không ổn định như trước, gây đau lưng. Những cơn đau thắt lưng thường thấy ở cơ vuông thắt lưng hay lưng dưới.

Nguyên nhân căng cơ

Căng cơ chân khi đá bóng

Không thực hiện khởi động, nếu có cũng qua loaKiểu chơi đá bóng theo xu hướng, thì đa phần mọi người không chú trọng hoặc bỏ qua phần khởi động, khẩu này gần như ít người thực hiện.Nếu không khởi động trước khi đá bóng, không làm nóng được các cơ trong người lên, chưa quen với việc phải hoạt động mạnh, thớt cơ co giãn đột ngột, làm căng cơ và gây đau nhức.Một số người biết phải khởi động nhưng lại có suy nghĩ chủ quan, dẫn tới tình trạng này khi đá bóng.

Hoạt động quá sức

Trong mỗi cuộc chơi cũng như trận đấu đá bóng, cần chơi trong thời gian dài. Những người chơi sẽ phải chạy liên tục xuốt thời gian đó trên sân, đều này tạo nên áp lực cực lớn lên cơ bắp. Bóng đá là môn thể thao đòi hỏi cần phải hoạt động rất nhiều, dùng lực sút ở chân là không xuể, vừa phải chạy còn phải di chuyển khéo léo trong từng động tác chơi.Khi cơ chân hoạt động với tần số lớn, sẽ gây mỏi cơ, đau cơ, căng cứng cơ xuất hiện.

Va chạm mạnh khi đá bóng

Trường hợp bạn đã khởi động hoặc là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, thì vẫn có khả năng bị căng cơ như bình thường. Một số tác động bên ngoài như chơi ở mặt sân không tốt, va chạm mạnh khi di chuyển, bị đối thủ chơi xấu,… đều có thể là nguyên nhân gây ra việc căng cơ. Chân va chạm nhiều, tác động lên thớ cơ là gây tổn thương, làm vỡ các mạch máu xung quanh khiến vùng căng cơ xuất hiện vết bầm tím trên da.

Căng cơ khi tập yoga

Căng cơ xuất hiện sau khi tập yoga thường cảm nhận thấy rõ ở cơ bắp chân, đầu gối, cổ chân,…kéo giãn quá giới hạn. Điều này gây tổn thương cơ hoặc làm rách cơ. Tình trạng căng cứng cơ xuất hiện khi hoạt động mạnh, thực hiện thời gian dài nhưng không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng sau khi tập yoga bị căng cơ có rất nhiều, trong đó thường thấy nhất là thực hiện bài tập sai tư thế nhưng vẫn diễn ra trong thời gian dài. Đồng thời còn những nguyên nhân khác cũng dẫn tới việc này như sau:

  • Không khởi động trước khi tập, tập bị sai cách hoặc tập quá mức nhưng không thực hiện nghỉ ngơi phù hợp trong quá trình tập yoga.
  • Khi tập thì vô ý làm ngã hoặc trượt chân, bị tai nạn hoặc va đập mạnh,… làm cơ bị rách, hay đứt hoặc sưng khi tập yoga. Tất cả vấn đề này đều gây ra căng cứng cơ.
  • Thực hiện liên tục một số hành động như nhau trong thời gian dài, ví dụ làm việc dưới máy tính cả ngày, mang vác vật nặng.
  • Đứng hoặc ngồi bị sai tư thế trong khoảng thời gian dài vì đặc thù công việc cũng làm căng cứng các cơ.

Căng cơ sau phẫu thuật

Thực hiện phẫu thuật cho các vị trí ở vùng khớp, tạo và hồi phục dây chằng, trị gãy xương,.. giúp tính năng của các khớp khôi phục như ban đầu, ngoài ra phẫu thuật còn có thể gây ra một số biến chứng, trong đó có căng cơ. Đây là biến chứng rất hay thường thấy sau khi phẫu thuật khớp. Thường thời gian sau khi phẫu thuật sẽ khó có thể duỗi thẳng chân hết mức, hoặc gấp gối. Đồng thời tình trạng cứng cơ cũng xuất hiện trong trường hợp phải bó bột lâu ngày, lâu không vận động khớp.

Căng cơ khi mang thai

Bị căng cứng cơ hay chuột rút là tình trạng rất phổ biến ở những người đang bầu. Đây là tình trạng xuất hiện ở bất cứ thời gian này khi mang thai, nhưng gặp nhiều nhất là vào tháng cuối. Lúc này cơ bắp co cứng lại, và tự phát ra sau thời gian nhất định, sau đó trở nên tình trạng như ban đầu.

Khi mang thai, đặc biệt ở những tháng đầu, do tình trạng ốm nghén, thai phụ có thể bị nôn, ăn uống kém, sụt cân … dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng nước điện giải. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng co cứng cơ.

Ở những tháng cuối, do yêu cầu sử dụng canxi cho thai nhi ngày càng cao, sẽ có sự thay đổi cân bằng can xi và thay đổi về khuynh hướng thu nhận và thải trừ canxi cho phù hợp với nhu cầu cơ thể… tình trạng rối loạn cân bằng điện giải đặc biệt là canxi có thể xảy ra và thường biểu hiện bằng tình trạng co cứng cơ.

Bị căng cơ phải làm sao?

Căng cơ uống thuốc gì?

Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc giảm đau được sử dụng nếu cơn đau nhẹ đến vừa phải. Loại thuốc này rất an toàn, không để lại tác dụng phụ, không gây hại cho môi trường. Bạn cần lưu ý là không được tăng liều thuốc khi uống mà không thông qua sự tư vấn của bác sĩ. Nếu sử dụng quá liều có thể làm tổn thương cho gan không thể hồi lại được.

Căng cơ uống thuốc Paracetamol

Các thuốc kháng viêm không có steroids 

Thuốc kháng viêm không có steroids có thể kể đến 1 số loại như Gofen, Mobic, Arcoxia,..sử dụng cho trường hợp cơn đau nặng. Thuốc vừa có tác dụng chống viêm vừa giảm đau. Loại này giảm đau nhanh và mạnh hơn Paracetamol, nhưng lại có nhược điểm là gây hại cho tim mạch và tiêu hóa. Do đó trước khi dùng thuốc bạn cần đưa ra những tình trạng và tiểu sử về hệ tiêu hóa và tim mạch cho bác sĩ.

Các thuốc giảm đau tác dụng gây nghiện

Một số loại thuốc giảm đau thường hay gây nghiện như Tramadol, Codein, Oxycontin,…loại này ít được dùng trong giảm đau, chỉ dùng đến khi gặp trường hợp đau nặng đến rất nặng. Đây là loại thuốc giảm đau mạnh nhất trong các nhóm, tuy nhiên loại này thường gây nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón hay thường gây nghiện.

Khi sử dụng kết hợp với thuốc giãn cơ, có thể tác động tới hệ hô hấp, làm giảm khả năng hô hấp, thậm chí lên chết. Vì vậy chỉ sử dụng loại thuốc này chỉ khi nào cần thiết, những trường hợp không dùng được thuốc khác, nhưng cần sự tư vấn của bác sĩ trước tiện. Nếu gặp tình trạng bất tỉnh hoặc suy hô hấp phải gọi ngay cho bác sĩ kịp thời.

Căng cơ vật lý trị liệu

Động tác xoay vòng

  • Đưa cánh tay danh ra hai bên, up lòng bàn tay xuống, để cánh tay thẳng và song song với nền nhà.
  • Mỗi bên cánh tay thực hiện xoay vòng theo hướng khác nhau cùng lúc, mỗi vòng rộng 8cm.
  • Mỗi hướng xoay tầm 10 vòng là được.
  • Tiếp tục 10 vòng theo hướng kia.
  • Thực hiện xoay vòng tròn nhưng kích thước rộng hơn, số lần xoay như trên, mỗi vòng kích thước khoảng 50cm. Nếu cảm thấy khó chịu hay quá đau thì giảm kích thước vòng xoay.
  • Thực hiện động tác như trên theo hướng còn lại, số lần như vậy.
  • Cuối cùng trở về tư thế ban đầu.
Động tác xoay vòng

Giãn các cơ

  • Chạm và nắm vào lưng phải ghế sau, bằng với hông.
  • Đầu gối gập nhẹ xuống.
  • Gập phần cơ thể ở trên về phía trước. Cúi thấp người và duỗi vai. Bạn sẽ cảm thấy vai đang căng.
  • Gập cơ thể hướng về trước, gập người cúi xuống và duỗi vai ra.
  • Giữa tay, đầu, cổ, lưng thẳng ra. Để nguyên tư thế này và lùi người về sau 1 hay 2 bước.
  • Để tư thế kiểu này trong thời gian khoảng 15 đến 30s.
  • Đứng dậy và thư giãn cơ thể.
  • Nếu thực hiện về sau, bước lên để thực hiện động tác từ đầu.
  • Lặp đi lặp lại động tác như vậy 2 đến 4 lần.

Duỗi vai và ngực

  • Gập cằm, đầu ngả về sau.
  • Cánh tay nâng lên và gập khuỷu tay vào để cánh tay hướng lên trên. Tư thế này bạn cần đặt tay vào ngang vai.
  • Hít thở sâu và đều.
  • Khi thở ra làm từ từ, hạ huỷa tay xuống và đặt nó vào sau lưng. Kéo xương vùng vai gần vào.
  • Để tư thế kiểu này khoảng 6s, lúc thực hiện bạn vẫn trở về được bình thường. Sau tư thế đó thì thư giãn tầm 10s.
  • Lặp động tác này lặp đi lặp lại 6 đến 8 lần là được.

Máy massage cầm tay hỗ trợ điều trị căng cơ

Bên cạnh sử dụng thuốc và các bài tập trị liệu, bạn nên sử dụng thêm máy massage cầm tay để cải thiện tình trạng căng cơ. Với tính năng tiện dụng, máy massage sẽ có tác dụng mát xa và thư giãn toàn bộ cơ thể thông qua các chuyển động rung, đấm, xoa bóp,…

Khi máy massage cầm tay tác động trực tiếp lên vùng cơ, khớp sẽ giúp bạn giảm ngay đau nhức, thư giãn cơ, giảm căng cơ. Máy massage kích thích quá trình lưu thông khí huyết, thúc đẩy quá trình giải phóng chất endorphin – chất giảm đau tự nhiên, đem đến sự thư thái và tinh thần khỏe khoắn cho cả cơ thể.

Các đầu massage của máy massage cầm tay có công dụng cụ thể đối với tình trạng căng cứng cơ như sau:

  • Đầu massage khớp: Dùng để mát xa quanh các vùng khớp, giảm đau nhanh với trường hợp trật khớp. Bạn nên kết hợp sử dụng đầu massage khớp để tác động tới các vị trí khác như vùng lưng, bắp chân,..
  • Đầu massage phẳng: Nếu bạn gặp tình trạng co căng cơ ở vùng cơ bắp đùi, bắp chân,… bạn nên sử dụng đầu massage này để thúc đẩy quá trình thư giãn cơ, xoa bóp nhẹ nhàng để giảm đau.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các đầu massage khác như: đầu massage chữ U, đầu đốt thanh kim tiêm, đầu bàn chải mềm,…

Mọi ý kiến xin gửi về Gia Dụng Việt thông qua:

4.8/5 - (23 bình chọn)
Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
4.8/5 - (23 bình chọn)

Câu hỏi thường gặp (3)

Bị căng cơ chân nên làm gì?

Bị căng cơ cần được nghỉ ngơi, tránh việc khuân vác nặng, xây dựng chế độ nghỉ ngơi ăn uống khoa học, chườm đá và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

Bị căng cơ háng thì phải làm sao?

Khi bị căng cơ háng cần đến địa chỉ khám bệnh gần nhất để được bác sỹ chuẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị

Căng cơ không nên ăn gì?

Những người bị căng cơ cần có chế độ ăn uống nhiều canxi, chất khoáng, vitamin, chất xơ, chất béo lành mạnh như thịt bò, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt…. Và không nên ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm đỏ, rượu, bia, thuốc lá

Question and answer (0 comments)

Bình luận đã bị đóng.