Hầu hết mọi người đều có thể xảy ra triệu chứng tê bì chân tay khi ngủ, nhưng nó chỉ xuất hiện 1 – 2 lần, và nếu thường xuyên xảy ra tình trạng này thì bạn cần chú ý đây có thể là báo hiệu sức khỏe đi xuống và những bệnh liên quan đến chân tay nhé.
Xem nhanh nội dung
Tê bì chân tay là gì?
Tê bì chân tay là tình trạng phản ứng bình thường của cơ thể, tình trạng này xảy ra do những chi không được cung cấp đủ máu. Tuy nó không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu diễn ra thường xuyên thì cần đến bác sỹ khám để biết chắc chắn tình trạng sức khỏe của bản thân
Những nguyên nhân bị tê chân tay khi ngủ
Mắc hội chứng ống cổ tay
Đây là căn bệnh phá phổ biến, thường gặp ở phụ nữ có thai hoặc những đối tượng thường xuyên có các chuyển động ngón tay lặp đi lặp lại. Hội chứng này là tình trạng rối loạn kinh ngoại vi, thường xảy ra do viêm bao hoạt dịch thứ phát từ những bệnh hệ thống như thấp khớp
Hội chứng này có thể xuất hiện ở cả 2 tay: Khi mắc phải hội chứng này bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức, tê cứng ở 3 ngón giữa do hệ thần kinh giữa chi phối, đôi lúc lan ra cả bàn tay. Thông thường những cơn đau xuất hiện nhiều vào ban đêm, khiến cho bệnh nhân khó ngủ, tỉnh giấc, bực bội. Đối với những bệnh nhân bị nặng triệu chứng này còn lan xuống cẳng tay và bả vai.
Mắc bệnh tiểu đường
Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay khi ngủ, do lượng đường trong máu tăng cao có thể làm tăng nguy cơ tổn thương đến dây thần kinh. Trong đó có dây thần kinh ngoại biên. Đường huyết cao khiến cho tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm sút, bao myelin của dây thần kinh bị tổn thương, dẫn đến mắc phải hội chứng rối loạn cảm giác
Bên cạnh đó, lượng đường tăng cao khiến cho độ nhớt trong máu tăng, cholesterol lắng đọng ở thành mạch dẫn đến xơ vữa, bí tắc động mạch máu nhỏ. Dưới sự tác động này sẽ là tín hiệu cho hệ thần kinh truyền dẫn đến chân tay, gây ra tình trạng ngứa ran, cảm giác như kim châm hoặc kiến bò. Tình trạng tê bì chân tay do bệnh tiểu đường gây ra rất nguy hiểm, nó có thể dẫn đến bệnh teo cơ, liệt, dễ bị tổn thương, vết thương khó lành có thể bị hoại tử, phải cắt cụt chi
Các bệnh lý thần kinh ngoại biên
Các bệnh lý thần kinh ngoại biên như nghiện rượu, rối loạn tự miễn, chấn thương, tác dụng phụ của một số loại thuốc, các khối u chèn ép vào dây thần kinh….
Bị đột quỵ
Những cơn đau nhức như kim châm ở cánh tay có thể là dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Đột quỵ là thiếu máu não thoáng qua có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra cảm giác chuyển đổi về cảm giác như đau tay, mỏi tay, tê tay, đau chân, tê chân…
Tình trạng tê bì chân tay chỉ xuất hiện khoảng 10 – 20 phút. Cụ thể những triệu chứng như tê tay, nặng cánh tay, chân, khó cầm vào đồ vật, thay đổi cảm giác, nói khó, không nói được, choáng váng, chóng mặt….
Thiếu vitamin
Tê bì chân tay khi ngủ có thể xuất hiện ở những người bị thiếu hụt vitamin B như người già, người ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa….
Thoái hóa đốt sống cổ
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, các dây thần kinh ngoại biên vùng cổ vai gáy bị chèn ép khiến cho các đầu ngón tay có cảm giác bị tê cứng như kiến bò, kim châm
Đối tượng dễ mắc phải tê bì chân tay khi ngủ
- Người cao tuổi
- Phụ nữ có thai
- Người bị rối loạn chuyển hóa
- Phụ nữ sau sinh
Tê bì chân tay khi ngủ có nguy hiểm không
Đối với những trường hợp bị tê bì chân tay khi ngủ do sinh lý thường sẽ hết ngay hoặc chỉ kéo dài một thời gian ngắn, những trường hợp này thường không đáng lo lắng và cũng không gây ra ảnh hưởng đến tính mạng. Điều đáng lo nhất là tê chân tay khi ngủ do những bệnh lý khác gây lên. Chính vì thế nếu thấy bị tê bì quá 6 tháng mà không phải thời gian đang mang thai hay có vận động mạnh thì bạn nên đi khám ngay. Đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Cách chữa tê bì chân tay khi ngủ
Tùy vào từng tình trạng và bệnh lý của người bệnh khác nhau mà có cách điều trị khác nhau. Do vậy, nếu triệu chứng xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi khám bác sỹ để có phương pháp điều trị tốt nhất. Dưới đây là những cách điều trị thông thường:
- Tiểu đường: Cần kiểm soát tốt lượng đường ở mức ổn định
- Rối loạn chuyển hóa: Kiểm soát tốt lượng lipid trong máu ở mức an toàn ổn định
- Thiếu hụt vitamin: Bổ sung đầy đủ lượng vitamin cần thiết
- Thoát hóa cột sống: Điều trị bệnh này khi thuyên giảm thì triệu chứng tê bì chân tay cũng giảm nhanh
- Viêm khớp: Điều trị viêm khớp
- Nhiễm độc: cần chữa bệnh nhiễm độc
Như vậy tình trạng tê bì chân tay khi ngủ là thông thường nếu xảy ra ít, nhưng sẽ nguy hiểm nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên. Do vậy để phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm này bạn nên sử dụng thiết bị chăm sóc sức khỏe như máy massage, đệm massage, gối massage… mỗi ngày sẽ giúp kích thích quá trình lưu thông máu, tinh thần thư giãn, và điều trị nhiều bệnh lý về đau nhức mỏi xương khớp
Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu và có cách điều trị bệnh tốt nhất nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn