Bệnh gai gót chân mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại dẫn đến vô vàn rắc rối trong sinh hoạt của người bệnh. Để giảm thiểu triệu chứng của bệnh lý này, việc tìm hiểu rõ gai gót chân kiêng ăn gì và nên ăn gì là vô cùng cần thiết. Cùng theo dõi bài viết của GDV Sport để xây dựng chế độ ăn uống khi gặp phải bệnh lý này nhé.

>>> Xem thêm: 7 bài tập chữa đau gót chân – Liệu trình của chuyên gia

Nguyên tắc ăn uống đối với người bị gai gót chân

Gai gót chân là một bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp, do tình trạng tích tụ canxi lâu ngày gây ra lồi xương tại mặt phía dưới của xương gót chân và ảnh hưởng đến toàn bộ bàn chân. Các gai xương gót chân không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ phát hiện qua phim X-quang.

Hầu hết các trường hợp gai gót chân đều không xuất hiện những triệu chứng điển hình. Nhưng bệnh có thể dẫn đến đau gót chân, đau chân mãn tính hoặc đau khi dii chuyển và chạy bộ. 

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh được khuyên áp dụng những nguyên tắc ăn uống dành riêng cho bệnh gai gót chân nhằm giúp cải thiện cơn đau và rút ngắn thời gian điều trị.

Gai Got Chan
Khi bị gai gót chân cần áp dụng nguyên tắc ăn uống khoa học, lành mạnh

Nguyên tắc ăn uống đối với người bị gai gót chân cần đảm bảo một số vấn đề quan trọng như:

  • Bổ sung đầy đủ và cân bằng các nhóm dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể, bao gồm đạm, chấy béo, chất xơ, vitamin, tinh bột, khoáng chất.
  • Tăng cường vitamin D để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, giúp phòng tránh tình trạng tích tụ canxi.
  • Cung cấp các nguồn đạm lành mạnh, dễ tiêu hóa như đạm từ thực vật và các loại thực phẩm giàu omega 3 để thúc đẩy tổng hợp collagen.
  • Mức tiêu thụ muối không quá 5g/1 ngày và hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm làm giảm sự hấp thu canxi như cà phê, chocolate, thức ăn giàu chất sắt, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,…

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh thể thể được yêu cầu dùng thêm các viên uống bổ sung tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Gai gót chân kiêng ăn gì

Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp đưa ra khuyến cáo rằng các triệu chứng bệnh gai gót chân sẽ trở nên nặng nề hơn nếu bạn tiêu thụ một số thực phẩm kém lành mạnh. Nếu bạn chưa biết gai gót chân kiêng ăn gì, hãy lưu ý danh sách các thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ sau đây:

Kiêng thực phẩm đã qua tinh chế

Lượng calo trong những thực phẩm đã quá tinh chế như mì tôm, miến, pizza, khoai tây chiên, hamberger,… rất lớn. Trong khi đó, giá tị dinh dưỡng của những thực phẩm này không cao và có thể khiến cơ thể tăng cân một cách mất kiểm soát nếu bạn thường xuyên ăn chúng. Do đó, người mắc bệnh xương khớp như gai gót chân cần thay thế thực phẩm đã qua tinh chế bằng những thực phẩm khác lành mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng phục hồi sức khỏe.

Thuc Pham Dau Mo
Gai gót chân kiêng ăn gì? – Những thức phẩm đã qua tinh chế khiến tình trạng viêm đua gót gót chân nặng nề hơn

Kiêng thực phẩm giàu chất phụ gia

Bên cạnh thực phẩm qua tinh chế, người bệnh cũng cần tránh xa các chất phụ gia có trong đồ ăn và thức uống như nước ngọt, đồ ăn đóng hộp, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,… Sử dụng các món ăn nhiều không chỉ kích thích sự tăng trưởng của gai ở xương gót chân mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến hệ tim mạch, hệ tiêu hóa,…

Gai gót chân kiêng ăn gì – Kiêng chất đạm béo

Loại thực phẩm tiếp theo trả lời cho vấn đề người bệnh gai gót chân kiêng ăn gì đó chính là thực phẩm chứa nhiều chất đạm béo từ đông vật. Tiêu thụ đạm béo khiến cơ thể dễ bị tăng cân, béo phì và từ đó gia tăng áp lực cho hệ xương khớp. Nếu không muốn trọng lượng cơ thể mất cân đối cũng như phần gót chân chịu nhiều đau đớn hơn, bạn hãy lựa chọn nguồn protein khác ngoài đạm béo để bảo vệ sức khỏe.

Mỡ động vật cung cấp nhiều chất béo bão hóa cho cơ thể
Chất đạm béo từ động vật không tốt cho sức khỏe người bệnh

Kiêng rượu bia và đồ uống có cồn

Không chỉ riêng người mắc chứng gai gót chân mà đối với bất kỳ bệnh nào cũng được bác sĩ khuyến cáo kiêng rượu, bia và các đồ uống chứa cồn khác. Sử dụng những thức uống này khiến gan phải làm việc quá mức để đào thải độc tố, về lâu dài dẫn đến suy yếu nghiêm trọng. Bên cạnh đó, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng hệ xương khớp cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Hạn chế ăn thịt đỏ

Người mắc bệnh về xương khớp nói chung và bệnh gai xương gót chân nói riêng cần hạn chế ăn các loiaj thịt đỏ như thịt chó, thịt dê, thịt bò,… vì đạm từ những loại thịt này khó tiêu hóa và sẽ làm tăng axit uric, gây bất lợi cho hệ xương khớp cũng như gia tăng tần suất đau nhức.

Thi Do
Bệnh gai gót chân kiêng ăn gì – Các loại thịt đỏ cần được hạn chế

Gai gót chân nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh

Rất nhiều thực phẩm được chứng minh có lợi cho sức khỏe hệ xương khớp. Đặc biệt, người bệnh gai gót chân ăn những thực phẩm lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu triệu trứng đau nhức cũng như thúc đẩy quá tình chữa lành tổn thương hiệu quả hơn. Dưới đây là một số gợi ý bệnh gai gót chân nên ăn gì:

  • Thực phẩm giàu canxi: canxi tham gia vào quá trình tái tạo cấu trúc xương, giúp đảm bảo sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Bạn có thể bổ sung canxi thông qua những loại rau lá màu xanh đậm, sữa, hạnh nhân, đậu,…
20200522 Tut Canxi 05
Tiêu thụ các thực phẩm giàu canxi giúp ngăn ngừa bệnh về xương khớp
  • Thực phẩm giàu vitamin D: chất này giúp đảm bảo canxi không bị tích tụ, giảm nguy cơ hình thành gai xương ở gót chân.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: đây là chất xơ lành mạnh rất tốt cho người bị gai gót chân, góp phần nuôi dưỡng các lợi khuẩn, chống lại phản ứng viêm khi xương gót chân bị tổn thương.
  • Thực phẩm giàu Omega-3: chất béo lành mạnh này có tác dụng ngăn ngừa các phản ứng viêm, giúp cải thiện triệu chứng sưng đau do bệnh gai xương gót chân.
  • Rau xanh và hoa quả: cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ các loại rau xanh và trái cây, rất tốt đối với những ai mắc gai gót chân. Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, việt quất, ổi,… giúp cải thiện cấu trúc xương và đẩy mạnh quá trình tự chữa lành tổn thương.
Rau Cu 1
Dinh dưỡng là trái cây và rau xanh rất hữu ích đối với người bị gai xương gót chân
  • Thực phẩm giàu vitamin K: chế độ ăn giàu những thực phẩm chứa vitamin K như phô mai, rau màu xanh đậm, trứng, thịt trắng,…còn được chứng minh làm tăng steocalcin ở trong phản ứng với canxi và carboxylation. 
  • Gừng, tỏi, nghệ: những loại thảo mộc này có chứa chất chống oxy hóa, có đặc tính chống viêm hiệu quả giúp bảo vệ tốt hơn những vùng xương gót chân đang bị tổn thương.

Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc bệnh gai gót chân kiêng ăn gì, nên ăn gì. Đây là thông tin mà người bệnh không thể bỏ qua để xây dựng chế độ ăn uống khoa học và điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, để bảo vệ đôi chân luôn khỏe mạnh, bạn có thể chọn cho mình một chiếc máy massage chân. Với tính năng massage chuyên sâu, chiếc máy này sẽ giúp đánh bay tình trạng đau nhức xương khớp, phòng ngừa và cải thiện các vấn đề liên quan đến xương khớp bàn chân một cách hiệu quả.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)