Huyết áp là chỉ số cơ bản trong việc đánh giá chung về tình trạng sức khỏe và có thể phản ánh được tình trạng sức khỏe tim mạch. Mỗi độ tuổi, mức huyết áp lại khác nhau. Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cần duy trì huyết áp ổn định ở mức bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này một cách nhanh chóng.
Xem nhanh nội dung
Huyết áp là gì?
Đối với người bình thường, chỉ số huyết áp trung bình là phạm vi giá trị của áp lực máu mà 1 người bình thường có được. Chỉ số huyết áp thường dao động và bị thay đổi bởi nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống, tinh thần người bệnh,… Tuy nhiên, những thay đổi này thường không đáng kể. Những nếu chỉ số huyết áp đột ngột tăng cao hoặc hạ xuống quá thấp thì bạn có nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch.
Sau khi đo chỉ số huyết áp xong, bạn cần xác định lực máu có bình thường hay không dựa vào thông số của huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.
Ngoải ra, khi nhiệt độ lạnh có thể gây co mạch hoặc một số thuốc co mạch sẽ tác động lên lực co bóp cơ tim, ăn mặn… từ đó sẽ khiến huyết áp tăng lên.
Chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Theo những chuyên gia sức khỏe thế giới cho biết mỗi độ tuổi lại có mức huyết áp trung bình khác nhau. Do vậy, theo thời gian, chỉ số huyết áp sẽ tăng dần. Dưới đây là công thức tính huyết áp theo từng độ tuổi giúp bạn giải đáp thắc mắc chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường:
- Trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng: Chỉ số đo huyết áp của trẻ sơ sinh khỏe mạnh là 75/50mmHg, chỉ số cao nhất có thể đạt tới 100/70mmHg
- Trẻ em từ 1 – 5 tuổi: Chỉ số đo huyết áp của trẻ em khỏe mạnh là 80/50mmHg, chỉ số cao nhất có thể đạt tới là 110/80mmHg
- Trẻ em từ 6 – 13 tuổi: Chỉ số đo huyết áp của trẻ em khỏe mạnh là 85/55mmHg, chỉ số cao nhất có thể đạt tới là 120/80mmHg
- Trẻ nhỏ từ 13 – 15 tuổi: Chỉ số đo huyết áp của trẻ nhỏ khỏe mạnh là 95/60mmHg, chỉ số cao nhất có thể đạt tới là 104/70mmHg
- Trẻ vị thành niên từ 15 – 19 tuổi: Chỉ số huyết áp của người khỏe mạnh tối thiểu là 105/73mmHg, chỉ số trung bình 117/77mmHg, chỉ số cao nhất có thể đạt tới là 120/81mmHg
- Thanh niên từ 20 – 24 tuổi: Chỉ số tối thiểu là 108/75mmHg, chỉ số trung bình 120/79mmHg, chỉ số cao nhất 132/83mmHg
- Thanh niên từ 25 – 29 tuổi: Chỉ số tối thiểu là 109/76mmHg, chỉ số trung bình 121/80mmHg, chỉ số cao nhất là 133/84mmHg
- Người trưởng thành từ 30 – 34 tuổi: Chỉ số huyết áp người bình thường dao động từ 110/77mmHg – 134/85mmHg, chỉ số trung bình là 122/81mmHg
- Người trưởng thành 35 – 39 tuổi: Chỉ số huyết áp người bình thường dao động từ 111/78mmHg – 135/86mmHg
- Người trung niên 40 – 44 tuổi: Chỉ số huyết áp tối thiểu là 112/79mmHg, chỉ số trung bình 125/83mmHg, chỉ số tối đa 137/87mmHg
- Trung niên từ 45 – 49 tuổi: Chỉ số huyết áp tối thiểu là 127/64mmHg, chỉ số trung bình là 115/80mmHg, chỉ số tối đa là 139/88mmHg
- Người cao tuổi từ 50 – 54 tuổi: Chỉ số huyết áp người bình thường dao động từ 116/81mmHg – 142/89mmHg, chỉ số trung bình là 129/85mmHg
- Người cao tuổi từ 55 – 59 tuổi: Chỉ số huyết áp người bình thường dao động từ 118/82mmHg – 144/90mmHg, chỉ số trung bình là 131/86mmHg
- Người già từ 60 tuổi trở lên: Huyết áp tối thiểu là 121/83mmHg, huyết áp trung bình 134/87mmHg, huyết áp tối đa là 147/91mmHg
Một số triệu chứng huyết áp cao
Khi huyết áp cao có thể không có triệu chứng rõ ràng nhưng lại để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp ở những người bị cao huyết áp:
- Hoa mắt
- Chóng mặt
- Nhức đầu
- Ù tai
- Choáng váng
- Hồi hộp
- Tim đập nhanh
- Mặt nóng bừng
Một số triệu chứng dữ dội hơn như:
- Đau thắt vùng tim mạch
- Thị lực suy giảm
- Thở gấp
- Mặt đỏ bừng bừng, hoặc bị tái nhợt
- Nôn ói
- Dễ hồi hộp
- Tinh thần hốt hoảng
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp đi khám mới phát hiện rằng mình bị cao huyết áp nhưng trước đó không hề có bất kỳ biểu hiện rõ ràng gì hết. Do vậy, nắm được chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường giúp bạn dễ dàng theo dõi tình trạng của bản thân và thường xuyên đi khám định kỳ 2 lần/năm để tránh rơi vào tình trạng huyết áp cao. Nhờ đó, bạn sẽ không phải đối mặt với nguy cơ biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim,…
Cách phòng ngừa bệnh huyết áp hiệu quả
Duy trì chế độ ăn uống khoa học
Cân bằng những thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn là điều đầu tiên bạn cần phải làm như: tinh bột, protein, chất béo, chất xơ, vitamin, chất khoáng. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế việc hấp thụ natri để tránh giữ nước quá nhiều trong cơ thể, đây cũng là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
Việc rèn luyện thể dục thể thao đều đặn là biện pháp nâng cao sức khỏe và cải thiện sức đề kháng tốt nhất hiện nay. Điều này áp dụng cho mọi lứa tuổi, chỉ cần chăm chỉ tập thể dục thường xuyên sẽ giúp phòng chống được rất nhiều bệnh.
Sử dụng máy massage mỗi ngày
Hiện nay công nghệ phát triển cho ra đời nhiều thiết bị chăm sóc sức khỏe hiện đại như gối massage, máy massage cầm tay, máy massage chân…. những thiết bị này này giúp kích thích quá trình lưu thông máu, ổn định huyết áp, giúp tinh thần thư giãn và điều trị nhiều bệnh về xương khớp hiệu quả. Sử dụng máy massage mỗi ngày sẽ giúp ổn định huyết áp.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề huyết áp, huyết áp bao nhiêu là bình thường, cách phòng chống bệnh huyết áp hiệu quả nhất. Chúc bạn và toàn thể gia đình có sức khỏe dồi dào.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn
Câu hỏi thường gặp (3)
- Trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng: Chỉ số đo huyết áp của trẻ sơ sinh khỏe mạnh là 75/50mmHg, chỉ số cao nhất có thể đạt tới 100/70mmHg