Bệnh giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng trở nên phổ biến, và đang có xu hướng trẻ hóa. Nó được xếp vào là danh sách những căn bệnh mãn tính, xảy ra ở mọi đối tượng nam và nữ. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt thường ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh giãn tĩnh mạch chân, biểu hiện của bệnh, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất.
>>Xem thêm: Người bị giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Xem nhanh nội dung
Giãn tĩnh mạch chân là gì?
Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi rõ trên bề mặt da. Hệ thống tĩnh mạch ngoại biên bình thường sẽ được bơm máu theo một chiều từ tĩnh mạch nông đến tĩnh mạch xuyên đến tĩnh mạch sâu rồi đến tim mạch. Khi máu được lưu thông là do sự co bóp cơ, và hệ thống van tĩnh mạch
Ngoài ra, vì nguyên nhân nào đó khiến cho các van bị tổn thương bởi một áp lực nào đó, khiến cho máu đi theo chiều ngược lại so với tuần hoàn của nó. Do vậy, áp lực tác động đến thành tim mạch dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Hiện tượng giãn tĩnh mạch chân
Khi mới bị giãn tĩnh mạch sẽ có những hiện tượng ban đầu mờ nhạt như:
- Đau chân
- Nặng chân
- Mỏi chân
- Phù nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi lâu
- Vọp bẻ
- Chuột rút vào buổi tối
- Có hiện tượng như kim châm ở chân
- Dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về ban đêm
Khi bệnh đang tiến triển sẽ có những triệu chứng dễ nhận biết hơn như:
- Phù ở mắt cá chân hay bàn chân
- Vùng cẳng chân xuất hiện những chàm da
- Thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch
- Các tĩnh mạch trương phồng lên gây ra cảm giác nặng , đau nhức chân
Khi bệnh nặng sẽ có những triệu chứng như:
- Búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da
- Những mảng da bầm tím
- Loét cẳng chân
Giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt thường ngày, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến công việc. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng như sự hình thành những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, gây ra tình trạng tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch nhiều chỗ khác.
77,6% các bệnh nhân không biết mình mắc bệnh. Do vậy, để đảm bảo bệnh chưa nặng, không ảnh hưởng nhiều đến đời sống hiện tại thì mỗi chúng ta cần đi khám định kỳ thường xuyên, và khi có bất kỳ triệu chứng đau nhức mỏi cần đi khám ngay
Khi bị những tĩnh mạch giãn to ra nếu không được lấy bỏ sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông, gây ra tình trạng viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Những cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể bong ra, theo dòng máu chảy ngược lên phổi làm tắc mạch phổi. Do vậy, nguy cơ tử vong rất cao. Bên cạnh đó, tình trạng loét chân do tính mạch cũng là một trong những biến chứng rất khó điều trị.
Cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Tập nâng chân mỗi ngày
Việc nâng chân có thể giảm triệu chứng suy tĩnh mạch và sưng phù chân đối với những người bị suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu. Để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cần nâng cao chân qua tim, giữ chân ở vị trí này trong vòng 15 – 20 phút, mỗi ngày làm 3 – 4 lần
Massage thường xuyên
Đây là biện pháp chữa bệnh hữu ích, giúp máu lưu thông và đặc biệt ở chân nơi bị giãn tĩnh mạch. Các bạn có thể tự massage bằng tay hoặc có thể sử dụng máy massage chân, máy massage cầm tay… chiếc máy sẽ thực hiện những biện pháp massage nhẹ nhàng, kích thích quá trình lưu thông máu và tránh gây áp lực lên những tĩnh mạch lớn
Tập thể dục thể thao
Đối với những người bệnh suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt khi mới chỉ ở giai đoạn đầi thì việc tập thể dục thể thao mỗi ngày là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Tuy nhiên khi tập thì người bệnh cần chọn những bài tập nhịp nhàng tránh gây áp lực lên đôi chân, không nên chạy bộ vì nó có thể làm tình trạng bệnh thêm nặng. Các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp kích thích quá trình lưu thông khí huyết, có hiệu quả trong việc điều trị bệnh như đi bộ, tập yoga, xoay cổ chân…
Thay đổi lối sống
Không nên đứng, đi hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt là đối với những người làm công việc văn phòng hay công nhân khuân vác những vật dụng nặng. Việc thay đổi tư thế thường xuyên sẽ giúp phòng tránh việc tắc nghẽn máu lưu thông, nên đứng dậy, tập những bài tập kéo giãn cơ ngắn…
Thay đổi chế độ ăn uống khoa học
Đây là biện pháp giải quyết vấn đề bệnh, vấn đề sức khỏe. Đối với người bị giãn tĩnh mạch ở chân nên tăng cường tiêu thụ những thực phẩm giàu vitamin C, E, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc… tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kali, canxi, magie, sắt, photpho…
Như vậy để kiểm soát tốt bệnh này thì khi cảm thấy cơ thể có chút thay đổi người bệnh cần đến bệnh viện khám để nắm rõ tình trạng bệnh và bác sỹ sẽ đưa ra phương hướng điều trị bệnh tốt nhất. Hy vọng rằng những thông tin trên đây có thể giúp ích tốt nhất cho bạn trong cách phòng tránh bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn