Người bị giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Đây đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đi bộ chính là môn thể dục thể thao phù hợp với mọi đối tượng, được nhiều người lựa chọn. Việc đi bộ không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn phòng ngừa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên đối với người bị giãn tĩnh mạch chân thì có nhiều ý kiến cho rằng đi bộ tốt, một vài ý kiến lại cho rằng không tốt. Những chia sẻ dưới đây của chúng tôi sẽ giúp giải đáp thắc mắc này.

Xem thêm >>>

Nguoi Bi Suy Gian Tinh Mach Chan Co Nen Di Bo Khong

Nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân

  • Tư thế sinh hoạt và làm việc như: đứng, ngồi một chỗ quá lâu, ít hoạt động, phải mang vác nặng… sẽ khiến cho máu dồn xuống 2 chân, tăng áp lực đến tĩnh mạch ở chân dẫn đến tổn thương những van tĩnh mạch 1 chiều. Khi những van này bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến việc ứ đọng máu 2 chân
  • Môi trường ẩm thấp cũng sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng
  • Phụ nữ mang thai, sinh đẻ nhiều lần
  • Béo phù, thừa cân
  • Bị táo bón kinh niên
  • Do di truyền
  • Do nội tiết tố thay đổi
  • Sử dụng những loại thuốc ngừa thai
  • Lười tập thể dục
  • Hút thuốc lá, chế độ ăn uống không phù hợp….
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản đến dòng máu chảy về tim mạch
  • Khiếm khuyết van tim do bẩm sinh
  • Quá trình thoái hóa do tuổi tác

Người bị giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Đi bộ sẽ giúp cho việc hồi lưu máu ở tĩnh mạch từ chân về tim mạch được dễ dàng hơn và làm giảm đi triệu chứng lâm sàng của bệnh.

Ngoài ra, việc giữ cho cổ chân được di động liên tục là rất quan trọng. Đối với những người bệnh bị cứng khớp cổ chân, khi đi bộ thường xuyên sẽ giúp thuyên giảm nhanh chóng triệu chứng bệnh

Do vậy, đối với những người bị suy tĩnh mạch chân nên tập luyện những môn thể thao như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội . 3 môn thể thao này đều có đặc điểm chung là có sự di chuyển linh hoạt ở cổ chân, sẽ giúp cho việc hồi lưu ở tĩnh mạch được dễ dàng, giúp làm áp lực trong lòng tĩnh mạch và cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng

Trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ được bác sỹ hướng dẫn không nên đi bộ, còn hầu hết người bị bệnh suy tĩnh mạch chân nên đi bộ. Mỗi ngày nên đi bộ và hoạt động thể dục thể thao tích cực sẽ giúp đẩy máu vào tim, giảm áp lực lên tĩnh mạch do ứ đọng. Do vậy, bạn có thể biết được người bệnh giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không

Nguoi Bi Suy Gian Tinh Mach Chan Co Nen Di Bo Khong 2
Người bị giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không để cải thiện tình trạng bệnh

Tác dụng của việc đi bộ cho người suy giãn tĩnh mạch chân

1. Tốt cho não bộ

Theo brighside, các nghiên cứu cho thấy việc đi bộ sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa được triệu chứng mất trí nhớ, giảm tình trạng mắc bệnh Alzheimer, giảm căng thẳng dây thần kinh. Từ đó tinh thần được thư giãn, thoải mái, giúp ích cho việc điều trị chứng suy giảm tĩnh mạch chân. Mỗi ngày người bệnh chỉ cần đi bộ 15 – 30 phút sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao sức khỏe tổng thể

2. Kiểm soát tốt cân nặng cơ thể

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chính là do cân nặng cơ thể quá khổ. Do đó, việc đi bộ thường xuyên sẽ giúp cải thiện được cân nặng, phòng ngừa béo phì và cho phép duy trì cân nặng của cơ thể lý tưởng nhất. Ngoài ra nó còn giúp điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể, tránh được 50% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân

Một số lưu ý dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

  • Những người bệnh chưa có thói quen với việc đi bộ thì nên bắt đầu đi từ từ, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường đi bộ
  • Đi bộ cần sự di chuyển linh hoạt ở cổ chân để mang lại hiệu quả cao nhất
  • Đối với những người bị loét chân do suy giãn tĩnh mạch chân thì việc vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ

Như vậy, người bị suy giãn tĩnh mạch chân có thể hoàn toàn yên tâm đi bộ mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng bệnh nhé. Mà đối với những người bình thường cũng nên tập luyện môn thể thao này, hoặc sử dụng thiết bị chăm sóc sức khỏe như gối massage, máy massage chân sẽ rất tốt để giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc người bệnh giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

4.7/5 - (30 bình chọn)
Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
4.7/5 - (30 bình chọn)

Câu hỏi thường gặp (3)

Người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày?

Đối với những người bị suy giãn tĩnh mạch chân việc đi bộ là rất tốt, mỗi ngày nên đi bộ 15 – 30 phút

Người bị giãn tĩnh mạch chân có nên chạy không hay chỉ nên đi bộ?

Đối với người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch chân chỉ nên đi bộ sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Còn đối với việc chạy bộ sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng

Những trường hợp bị giãn tĩnh mạch chân nào không nên đi bộ?

Hầu hết mọi người bệnh giãn tĩnh mạch chân đều nên đi bộ, trừ trường hợp bị loét chân

Question and answer (0 comments)

Bình luận đã bị đóng.