Giãn tĩnh mạch là một bệnh lý không còn xa lạ với con người trong đời sống hiện đại. Tình trạng bệnh nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào dây thần kinh ngoại biên. Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe với những biến chứng khôn lường và làm mất thẩm mỹ cho đôi chân. Vậy căn bệnh này xuất phát từ nguyên nhân nào? Cách điều trị bệnh ra sao để mang lại hiệu quả tối đa. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

20190524 055631 526257 Gian Tinh Mach.max 800x800 Min

Giãn tĩnh mạch là bệnh gì ?

Suy tĩnh mạch mãn tính được biết đến là tình trạng phổ biến ở người bệnh. Hiện tượng này xảy ra do sự trào ngược của máy trong tĩnh mạch gây ra tình trạng tĩnh mạch bị giãn ở người bệnh (d > 3mm). Thông thường, tĩnh mạch hình lưới sẽ có d = 1-3  mm và đồng thời tĩnh mạch mạng nhện sẽ có d < 1 mm.

Ngoài đó ở vị trí chi dưới, tình trạng trào ngược ở tĩnh mạch còn có thể ở cả tĩnh mạch nông hoặc tĩnh mạch sâu. Trong số đó thì tĩnh mạch nông có liên quan đến các tĩnh mạch hiển lớn cũng như tĩnh mạch hiển bé cùng với các nhánh của chúng nằm ở vị trí giữa da và mạc cơ. Chính vì vậy tình trạng này có thể điều trị bằng phẫu thuật.

Còn tĩnh mạch sâu thì lại có liên quan đến các tĩnh mạch ở vị trí đùi cũng như tĩnh mạch sâu khác nằm ở phía dưới của mạc cơ và tình trạng này theo giới y khoa đánh giá thì chúng .khó điều trị bằng liệu pháp can thiệp. Đồng thời tình trạng giãn tĩnh mạch còn gây thiếu thẩm mỹ ở người bệnh khi khiến cho chi dưới bị phù hoặc nề.

20191025 111734 312352 Trieu Chung Suy Gia.max 1800x1800 Min

Nguyên nhân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch ở người bệnh là gì ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch ở người bệnh. Tùy thuộc vào môi trường sống và tiền sử của người bệnh mà bệnh giãn tĩnh mạch được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch ở người bệnh:

  • Do yếu tố di truyền: Theo thống kê từ các nghiên cứu y học và thực nghiệm thì có khoảng 80% bệnh nhân mắc phải tình trạng giãn tĩnh mạch đều có cha hoặc mẹ đã từng mắc bệnh.
  • Do yếu tố giới tính gây ra : Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch ở nữ giới có xác suất mắc bệnh cao hơn ở  nam giới do nữ giới bị ảnh hưởng của nội tiết tố nữ gây nên,đồng thời trong quá trình thai nghén và sở thích mang giày cao gót cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch.
  • Do tuổi cao: Có thể ít người biết một thực tế rằng tuổi càng cao thì nguy cơ giãn tĩnh mạch ở người bệnh cũng càng cao.
  • Do tính chất của nghề nghiệp: Thông thường các nghề phải đứng trong thời gian quá lâu hay ít khi vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng,…sẽ dễ trở thành đối tượng của bệnh suy giãn tĩnh mạch hơn người bình thường.
  • Khối lượng cơ thể cũng là yếu tố gây tác động trực tiếp lên đôi chân từ đó khiến máu bị dồn nhiều  về phía chân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch ở người bệnh.
  • Ngoài ra việc sử dụng thuốc tránh thai cũng là một yếu tố gây ra  nguy cơ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Các bệnh lý như nhiễm trùng, khối u hoặc tình trạng sau phẫu thuật có biến chứng như tắc mạch hay viêm mạch cũng như các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động trong thời gian lâu trong gãy xương… cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch ở người bệnh.
20200514 Benh Suy Gian Tinh Mach Chan Co Nguy Hiem Hay Khong Min

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng nặng -nhẹ của bệnh giãn tĩnh mạch mà người bệnh có những biểu hiện triệu chứng khác nhau :

  • Có cảm giác bị tức nặng và mỏi ở vị trí của chi dưới khi đứng quá lâu
  • Thỉnh thoảng người bệnh sẽ  xuất hiện triệu chứng bị  phù nề ở vị trí của cẳng chân hoặc bàn chân
  • Xuất hiện tình trạng bị đau nhức, khó chịu khi đi lại nhiều hay vận động.
  • Có biểu hiện sưng nề và tím ở vị trí của cẳng chân và mu của  bàn chân
  • Có xuất hiện cảm giác bị tê, ngứa ở vị trí của chân, thậm chí nặng hơn bệnh nhân có thể  mắc phải chứng viêm da, xơ cứng hoặc lở loét

Cách chữa giãn tĩnh mạch hiệu quả ?

Phương pháp điều trị bảo tồn:

  • Tiến hành dùng băng ép và vớ để  tạo áp lực: Băng và vớ là 2 vật liệu có tác dụng giúp ép vào vị trí của các bắp cơ, từ đó tạo một áp lực lớn ở phía dưới và giúp cho các van tĩnh mạch khép lại, máu lưu thông về tim một cách dễ dàng hơn. Cách làm này làm chậm sự tiến triển của bệnh giãn tĩnh mạch ở người bệnh, đồng thời tăng cường hiệu quả điều trị của những biện pháp chữa bệnh ngoại khoa.
  • Chữa giãn tĩnh mạch bằng một số loại thuốc đặc trị :
    • Dùng thuốc chống đông máu
    • Thuốc giảm đau
    • Thuốc hỗ trợ tĩnh mạch

Lưu ý những loại thuốc này ít nhiều sẽ có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến  sức khỏe của người bệnh vì vậy bệnh nhân mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch cần phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn và liều lượng mà bác sĩ kê khai không được tự ý sử dụng thuốc hay lạm dụng thuốc quá liều. 

  • Áp dụng liệu pháp chích xơ: một loại dung dịch sẽ được tiêm vào vị trí  tĩnh mạch gây ra  phản ứng viêm đồng thời  kết hợp với nén ép tĩnh mạch, nhờ đó  khiến cho máu không thể vào được tĩnh mạch bị giãn
Suy Gian Tinh Mach Min

Điều trị bằng cách phẫu thuật:

Đây là phương pháp được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị tổn thương tĩnh mạch nông,trong quá trình phẫu thuật thì đoạn tĩnh mạch bị giãn sẽ bị cắt bỏ đi thông qua các đường bị rạch nhỏ.Thông thường thời gian  phẫu thuật thường sẽ  kéo dài khoảng từ  5-10 phút. Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được tiến hành băng ép và nằm cố định  bất động trên giường trong khoảng thời gian tầm  ba ngày để hồi phục

Điều trị can thiệp nội mạch:

Hiện nay tại Hoa Kỳ, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ đi tĩnh mạch đã được thay thế bằng phương pháp cắt đốt nhiệt nội mạch qua ống thông (EVTL). Phương pháp này sử dụng năng lượng laser hoặc sóng cao tần. EVTL được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm và gây tê tại chỗ.

Trong thủ thuật EVTL, một ống thông được đưa vào tĩnh mạch hiển cách chỗ nối tĩnh mạch hiển-đùi vài centimet. Ống thông được kết nối với máy phát điện bên ngoài và khi ống thông được rút ra khỏi tĩnh mạch, năng lượng nhiệt được giải phóng nơi ống thông được đặt vào. Kết quả là tĩnh mạch trào ngược bị loại bỏ, máu chỉ chảy qua những tĩnh mạch “khỏe mạnh” khác. Sau điều trị can thiệp nội mạch, siêu âm kiểm tra trong tuần đầu tiên, tập trung vào vùng tiếp giáp tĩnh mạch hiển-đùi.

Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì ?

Những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên bổ sung các thực phẩm sau :

An Uong Khoa Hoc De Siet Co Bung
  • Các loại thực phẩm giàu chất xơ như : rau dền, rau cải, bông cải,…
  • Các loại hoa quả giàu vitamin: cam, dâu, ổi,…
  • Đặc biệt nên uống tối thiểu từ 1-1,5 lít nước trên một ngày .

Cách phòng chống tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở người bệnh đúng cách ?

  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao thể lực
  • Hạn chế một số chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
  • Hạn chế việc cố định một tư thế không chịu di chuyển , vạn động
  • Đối với cách bạn nữ không nên làm dụng thuốc tránh thai vì việc này không chỉ ảnh hưởng đến sinh sản sau này mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch ở người bệnh.
  • Hạn chế sử dụng giày cao gót thường xuyên
  • Chăm chỉ massage cơ thể khi mệt mỏi giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu , và tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan trên cơ thể.
Tai Xuong Min 2

Có thể nói, bệnh giãn tĩnh mạch là một bệnh lí vô cùng nguy hiểm và có hại cho sức khỏe con người, có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào. Vì vậy với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp ở bài viết, hy vọng sẽ cho bạn đọc những thông tin cần thiết để trang bị cho mình những kĩ năng hữu ích bảo vệ sức khỏe của gia đình cũng như bản thân thật tốt.

Để phòng ngừa bệnh dãn tĩnh mạch ở chân mọi người có thể sử dụng các loại máy massage. Quá trình sử dụng máy massage sẽ cho lưu thông máu tốt hơn, tăng tính đàn hồi của da và gia tăng phản xạ của các dây thần kinh, tạo cảm giác thoải mái. Các loại máy massage phù hợp là: Máy massage cầm tay, máy massage bụng, máy massage chân, máy massage toàn thân

5/5 - (313 bình chọn)
Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
5/5 - (313 bình chọn)

Câu hỏi thường gặp (3)

Cách phòng chống tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở người bệnh đúng cách ?
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao thể lực
  • Hạn chế một số chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
  • Hạn chế việc cố định một tư thế không chịu di chuyển , vạn động
  • Đối với cách bạn nữ không nên làm dụng thuốc tránh thai vì việc này không chỉ ảnh hưởng đến sinh sản sau này mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch ở người bệnh.
  • Hạn chế sử dụng giày cao gót thường xuyên
  • Chăm chỉ massage cơ thể khi mệt mỏi giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu , và tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan trên cơ thể.
Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì ?
  • Các loại thực phẩm giàu chất xơ như : rau dền, rau cải, bông cải,…
  • Các loại hoa quả giàu vitamin: cam, dâu, ổi,…
  • Đặc biệt nên uống tối thiểu từ 1-1,5 lít nước trên một ngày .
Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch biểu hiện như thế nào ?
  • Có cảm giác bị tức nặng và mỏi ở vị trí của chi dưới khi đứng quá lâu
  • Thỉnh thoảng người bệnh sẽ  xuất hiện triệu chứng bị  phù nề ở vị trí của cẳng chân hoặc bàn chân
  • Xuất hiện tình trạng bị đau nhức, khó chịu khi đi lại nhiều hay vận động.
  • Có biểu hiện sưng nề và tím ở vị trí của cẳng chân và mu của  bàn chân
  • Có xuất hiện cảm giác bị tê, ngứa ở vị trí của chân, thậm chí nặng hơn bệnh nhân có thể  mắc phải chứng viêm da, xơ cứng hoặc lở loét
Question and answer (0 comments)