Huyệt Trung Phủ là huyệt đạo thuộc 108 huyệt đạo trên cơ thể người, có rất nhiều công dụng và lợi ích đối với sức khỏe con người. Huyệt đạo này được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền xưa và nay để điều trị một số căn bệnh hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về huyệt vị này trong bài viết dưới đây.

Huyệt Trung Phủ là gì?

Tên huyệt

Huyệt Trung Phủ là huyệt vị thuộc bộ phận vùng ngực trên cơ thể người. “Phủ” là nơi kinh khí hội tụ trên cơ thể. “Trung” nơi hội tụ các mạch khí của kinh phế. Nơi dương khí và thần khí của Phế hội tụ chính là điểm giữa ngực, do vậy mà có tên là Trung Phủ (hiểu theo Trung Y Cương Mục). Tên khác của huyệt Trung Phủ: Trung Du Ưng, Trung Du Phủ, Du Ưng.

Đặc tính

  • huyệt vị thứ nhất của kinh phế
  • huyệt mộ của nơi tạng khí đến phế
  • hội huyệt của Thái Âm Tỳ Túc
  • huyệt đạo để lan tỏa dương khí ở ngực “tà nhiệt” phối hợp với các huyệt: Phong Môn, Khuyết Bồn và Đại Cự.
  • huyệt vị có tính chất quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh về thần kinh, suy nhược thần kinh.

Vị trí của huyệt Trung Phủ

Nằm phía dưới điểm cuối ngoài xương đòn gánh cách khoảng một tấc hay nằm ở giữa xương sườn số 1 và số 2 cách đường giữa ngực 06 tấc( nằm cạnh huyệt Vân Môn)

Huyệt trung phủ
Vị trí huyệt Trung Phủ

Xem thêm108 huyệt vị trên cơ thể người

Giải phẫu

Phía dưới da là cơ ngực to sau đến cơ ngực bé tiếp đến là cơ răng cưa to và các cơ gian sườn 2.

Dây thần kinh vận động của huyệt vị này là: dây thần kinh ngực to, dây thần kinh ngực bé, dây thần kinh răng to của đám rối thần kinh gian sườn 2 và thần kinh nách.

Tác dụng của huyệt Trung Phủ

Trung Phủ huyệt có rất nhiều tác dụng hữu ích trong việc điều trị và chữa trị một số căn bệnh cụ thể như:

  • Trị ho
  • Hen suyễn
  • Đau ngực
  • Đau vai
  • Đau lưng
  • Viêm phế quản
  • Lao phổi

Ngoài ra huyệt Trung Phủ còn có tác dụng:

  • Thanh tuyên thượng tiêu
  • Sơ điều khí phế

Cách day bấm huyệt Trung Phủ

Cách day bấm huyệt:

  • Xác định vị trí của huyệt đạo này (có thể xem lại ở phần vị trí đã nói rõ). Nằm hoặc ngồi với tư thế thoải mái nhất.
  • Dùng 4 ngón tay của bàn tay đặt lên vị trí huyệt, ngón cái tì nhẹ vào phần xương ngực làm điểm tựa, tiến hành day bấm huyệt đạo này theo hình tròn với lực vừa phải và mạnh dần lên.
  • Ban đầu sẽ cảm thấy hơi tức ngực và khí bị nghịch lên, sau dần sẽ cảm thấy dễ chịu,
  • Thực hiện day ấn khoảng 2 đến 3 lần, mỗi lần thực hiện từ 2- 3 phút, khoảng cách mỗi lần khoảng 30s.
  • Nên thực hiện vào buổi sáng trước khi đi làm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách châm cứu huyệt: Mũi kim châm thẳng hoặc xiên hướng ra ngoài, lên trên, sâu 0,5 – 1 tấc, thực hiện 2 đến 3 lần, mỗi lần 5 đến 10 phút( Lưu ý: tuyệt đối không được tự ý làm tại nhà mà không có sự chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc).

Trên đây là những thông tin về huyệt Trung Phủ, bạn có thể sử dụng huyệt đạo này để hỗ trợ và điều trị các căn bệnh nói trên. Nếu còn gì cần tư vấn xin liên hệ tới Gia Dụng Việt thông qua:

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (3)

Huyệt trung phủ là gì?
Huyệt Trung Phủ là huyệt đạo thuộc 108 huyệt đạo trên cơ thể người, có rất nhiều công dụng và lợi ích đối với sức khỏe con người, được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền xưa và nay để điều trị một số căn bệnh hiện nay
Huyệt trung phủ nằm ở đâu?
Nằm phía dưới điểm cuối ngoài xương đòn gánh cách khoảng một tấc hay nằm ở giữa xương sườn số 1 và số 2 cách đường giữa ngực 06 tấc( nằm cạnh huyệt Vân Môn)
Cách ấn huyệt trung phủ như thế nào?
xác định vị trí của huyệt đạo này(có thể xem lại ở phần vị trí đã nói rõ), nằm hoặc ngồi với tư thế thoải mái nhất. Dùng 4 ngón tay của bàn tay đặt lên vị trí huyệt, ngón cái tì nhẹ vào phần xương ngực làm điểm tựa, tiến hành day bấm huyệt đạo này theo hình tròn với lực vừa phải và mạnh dần lên, ban đầu sẽ cảm thấy hơi tức ngực và khí bị nghịch lên, sau dần sẽ cảm thấy dễ chịu, làm khoảng 2 đến 3 lần, mỗi lần thực hiện từ 2- 3 phút, khoảng cách mỗi lần khoảng 30s. Nên thực hiện vào buổi sáng trước khi đi làm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.