Lupus ban đỏ là bệnh gì? Tại sao bạn lại bị lupus ban đỏ. Thật ra, căn bệnh này là một loại bệnh tự miễn, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nếu có các triệu chứng đầu tiên, bạn nên tới phòng khám để được bác sĩ tư vấn, chẩn đoán và điều trị. Chần chừ không đi khám sẽ khiến bệnh không được chữa khỏi kịp thời. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, gây ra biến chứng về sau. Cụ thể thông tin về bệnh lupus ban đỏ sẽ được Gia Dụng Việt chia sẻ với bạn ngay sau đây. 

Lupus ban đỏ là bệnh gì?

Lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn phổ biến trên thế giới, chia thành 2 thể bệnh là lupus ban đỏ dạng đĩalupus ban đỏ hệ thống. 

Lupus 1
Lupus ban đỏ là bệnh gì

Lupus ban đỏ hệ thống thường hay gặp trong các bệnh tự miễn, nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể nhận tín hiệu sai về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch phòng thủ lại cơ thể. Y học thế giới vẫn chưa tìm được cách chữa khỏi căn bệnh mà chỉ kiểm soát được nếu điều trị bệnh theo phác đồ đúng từ đầu. 90% người bị lupus ban đỏ là nữ giới, thường từ 15 – 50 tuổi. 

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ là bệnh gì? Đây là một căn bệnh do hệ miễn dịch của người bệnh nhận tín hiệu sai. Vốn dĩ vai trò của hệ miễn dịch là giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Tuy nhiên đối với người bị bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, hệ miễn dịch không phân biệt được các cơ quan trong cơ thể với các tác nhân lạ. Chúng nhầm tưởng các mô trong cơ thể là vật lạ nên tạo ra kháng thể chống lại tế bào của hầu hết cơ quan trong cơ thể. 

Cho đến nay, nguyên nhân bệnh vẫn chưa được làm rõ, nhưng hầu hết các bác sĩ đều đồng ý với giả thiết lupus ban đỏ hệ thống là sự tương tác qua lại của nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố nổi bật là: 

  • Di truyền: Nếu anh em chị em ruột từng bị mắc lupus ban đỏ, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường. 
  • Ánh nắng mặt trời: phơi nắng sẽ gây tổn thương da, nhất là với người có làn da nhạy cảm, làm khởi phát bệnh. 
  • Môi trường: tiếp xúc với môi trường nhiễm khuẩn, hóa chất sẽ làm khởi phát hoặc tái phát lupus ban đỏ ở một số bệnh nhân. 
  • Nội tiết: Khi mang thai, nội tiết trong cơ thể phụ nữ thay đổi nên cũng dễ mắc bệnh. Dùng một số loại thuốc như isoniazid, phenytoin,..cũng gây triệu chứng bệnh như lupus ban đỏ nên dễ nhầm. 
  • Các loại thuốc: thuốc tránh thai, thuốc chống động kinh, thuốc điều trị huyết áp và kháng sinh cũng có thể làm bệnh nhân mắc lupus ban đỏ. Nhưng nếu bị lupus ban đỏ do thuốc, ngừng sử dụng thuốc cũng sẽ ngưng các triệu chứng. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ 

Đối với những người không biết lupus ban đỏ là bệnh gì thì sẽ rất khó nhìn ra triệu chứng bệnh. Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn hệ thống, nên sẽ có dấu hiệu nhận biết ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể bạn. Đồng thời, các triệu chứng của bệnh cũng sẽ xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm. 

Lupus 2
Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến da mặt

Cụ thể dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ như sau: 

  • Da: có đến ¾ số bệnh nhân lupus ban đỏ sẽ xuất hiện triệu chứng trên da. Lúc này trên mặt sẽ có nốt hồng ban hình cánh bướm, lan tới cổ, bàn tay và đều nhạy cảm với ánh nắng. Nếu lâu dài, nốt hồng ban sẽ trở thành hồng ban dạng đĩa, da cũng xuất hiện bọng nước, dát xuất huyết. Vùng niêm mạc trong miệng và hầu họng bị lở loét nhưng không có cảm giác đau. 
  • Tóc: Tóc chuyển màu vàng, dễ rụng tóc, sợi tóc yếu và nhạy cảm với ánh nắng. 
  • Tim: đau ngực, khó thở, nếu bệnh nặng thì có nguy cơ bị suy tim. 
  • Phổi: mắc các triệu chứng của bệnh viêm phổi, viêm màng phổi và dễ bị suy hô hấp. 
  • Khớp: Viêm khớp cũng là căn bệnh hay gặp ở người mắc lupus ban đỏ, khó khăn trong đi lại và sinh hoạt. 
  • Máu: Bị thiếu máu, da xanh xao, môi tái nhợt, suy giảm các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. 
  • Thận: Lupus ban đỏ còn gây viêm thận, nước tiểu đục, tiểu máu, phù nề toàn thân, tăng huyết áp. 
  • Thần kinh: ảnh hưởng rối loạn phương hướng, mất trí nhớ, giảm tri giác, đau đầu dữ dội và liệt toàn thân. 

Nhiều bệnh nhân còn có các dấu hiệu như giảm cân, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, viêm loét, đau khớp, rối loạn kinh nguyệt. Triệu chứng lupus ban đỏ thường cấp tính, có lúc bệnh lại không khởi phát. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng không rõ ràng nên bỏ lỡ thời điểm điều trị bệnh tốt nhất. 

Biến chứng của bệnh lupus ban đỏ 

Lupus ban đỏ là bệnh gì? Căn bệnh này phát bệnh theo từng đợt, đợt sau sẽ nặng hơn đợt trước và làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể như thận, tim mạch, hệ thần kinh và hệ hô hấp,….Nhiều trường hợp nguy hiểm còn ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. 

Cụ thể các biến chứng của bệnh lupus ban đỏ như sau: 

  • Tim: bệnh gây viêm cơ tim, tràn dịch màng tim, suy tim mạn và viêm tim cấp, suy tim cấp, bệnh nhân có thể tử vong do trụy tim. 
  • Phổi: khó thở hoặc suy hô hấp cấp do tràn dịch màng phổi hoặc viêm phổi nặng. 
  • Thận: có thể hủy hoại thận dẫn tới suy thận, phải ghép thận mới. 
  • Hệ thần kinh: co giật, rối loạn thần kinh.
  • Hệ tạo máu: gây thiếu máu và xuất huyết, tình trạng kéo dài làm nhiều cơ quan bị suy giảm hoạt động, có thể làm xuất huyết não. 

Bệnh nhân cũng có thể mắc nhiều biến chứng do dùng thuốc ức chế miễn dịch. Lúc này khả năng miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng, cơ thể không có khả năng chống lại nên nhiễm trùng chuyển biến nhanh, khiến bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, bị sốc và tử vong. 

Điều trị, phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ 

Điều trị bệnh lupus ban đỏ 

Lupus ban đỏ là căn bệnh làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nên bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều hòa và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, việc khởi động điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng bệnh của mỗi người. Các thuốc điều trị phổ biến cho bệnh này là thuốc chống sốt rét, kháng viêm không chứa steroid, corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch như cyclophosphamide, rituximab,….

Lupus 3
Lupus ban đỏ là bệnh gì? Bệnh này có thể điều trị bằng thuốc

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành một số phương pháp điều trị như ổn định huyết áp, ổn định lipid máu, ngừa nhiễm trùng,…để giảm các nguy cơ bệnh mạch vành ở người bệnh lupus ban đỏ. 

Phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ như thế nào?

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc mà không tham khảo ý kiến. 
  • Tuân thủ lịch tái khám, phối hợp với bác sĩ để theo dõi tình hình bệnh. 
  • Nếu bị sốt, có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tim mạch, bạn cũng nên tái khám để tìm hiểu cách điều trị. 
  • Có lối sống lành mạnh, ăn uống “xanh”, không hút thuốc, rượu bia, dùng chất kích thích. Tập luyện thể thao thường xuyên. 
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì có thể phá bệnh. Khi bắt buộc phải ra đường, cần che chắn đầy đủ và sử dụng kem chống nắng. 
  • Nếu mắc bệnh lupus ban đỏ và có nhu cầu mang thai, cần hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn.
  • Căng thẳng, stress cũng là dấu hiệu làm bệnh trở nặng hơn nên bạn cần kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, luôn lạc quan, tránh tiêu cực. 

Vậy là bạn đã biết lupus ban đỏ là bệnh gì, cùng những thông tin quý báu về căn bệnh này, cách điều trị cũng như phòng ngừa. Hãy chú ý lịch khám sức khỏe định kỳ vì điều này rất quan trọng, giúp bạn phát hiện bệnh sớm. Giadungviet.vn không chỉ cập nhập tin tức mỗi ngày về sức khỏe – làm đẹp mà còn cung cấp thông tin về các sản phẩm ghế massage toàn thân, gối matxađệm massage, máy matxa chân,…đến từ các thương hiệu nổi tiếng hiện nay.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)