Tình trạng trẻ bị mất nước xảy ra khi lượng nước nạp vào cơ thể ít hơn lượng nước bị mất do sốt, tiêu chảy, đổ mồ hôi quá nhiều, nôn mửa. Nếu ở mức độ nhẹ việc khắc phục không quá khó khăn nhưng một khi chuyển biến nặng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vậy nên việc nhận biết dấu hiệu trẻ bị mất nước để có cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả là điều rất quan trọng. 

Tình trạng mất nước ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Theo sinh lý bình thường ở người, nước có vai trò vô cùng quan trọng. Lượng nước chiếm tỉ lệ cao, khoảng ⅔ trọng lượng cơ thể và đảm nhận nhiều nhiệm vụ cấp thiết như duy trì nhiệt độ cho cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể, là chất bôi trơn của nhiều cơ quan, bảo vệ làn da được khỏe mạnh hơn…

Một khi cơ thể trẻ bị trị mất nước, các cơ quan sẽ không thể hoạt động bình thường, dẫn đến mất cân bằng điện giải, cùng với một loạt các rối loạn nghiêm trọng khác. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm để có cách xử lý kịp thời thì có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ như gây tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân khiến trẻ bị mất nước

  • Hoạt động nhiều: Khi hoạt động nhiều, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng sẽ khiến trẻ dễ ra nhiều mồ hôi. Lúc này nếu không được bù nước đúng cách, cơ thể trẻ sẽ bị mất nước. 
  • Sốt: Khi trẻ bị sốt, đặc biệt là sốt cao, theo cơ chế tự nhiên trẻ sẽ đổ mồ hôi nhiều để hạ nhiệt cơ thể, việc này sẽ dẫn đến nguy cơ bị mất nước nếu cha mẹ không có cách bù nước đúng. Không chỉ vậy, lúc này trẻ sẽ thở nhiều hơn bình thường (trong hơi thở cũng chứa một lượng hơi nước lớn) nên sẽ khiến tình trạng mất nước càng trầm trọng hơn. 
  • Tiêu chảy: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị mất nước và chất điện giải. Tuy nhiên tình trạng này không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, cơ thể suy yếu mà còn có thể dẫn tới một số vấn đề nguy hiểm như trụy tim, suy hô hấp, suy thận gấp,…
Nguyên nhân khiến trẻ bị mất nước là do tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây mất nước

Các dấu hiệu trẻ bị mất nước cha mẹ cần chú ý

Dưới đây là các dấu hiệu trẻ bị mất nước ở mức độ nhẹ đến nghiêm trọng cha mẹ cần hết sức lưu ý. 

Dấu hiệu trẻ bị mất nước ở mức độ nhẹ 

  • Da khô, lạnh.
  • Cơ thể mệt mỏi, ít năng lượng hơn so với bình thường. 
  • Dễ quấy khóc, buồn ngủ và chóng mặt.
  • Môi, miệng khô và dính lại với nhau.
  • Tiểu ít.
  • Thóp trước của trẻ sờ lõm hơn.
  • Khóc ít hoặc khi khóc thường không có nước mắt.
  • Nước tiểu có màu đậm và mùi nồng hơn bình thường. 

Dấu hiệu trẻ bị mất nước ở mức độ nghiêm trọng

  • Gặp khó khăn khi uống nước.
  • Miệng lưỡi khô.
  • Nôn mửa và đi ngoài nhiều hơn.
  • Số lần đi tiêu giảm đi đáng kể.
  • Da khô nhăn, khi véo da trẻ phục hồi rất chậm. 
  • Mắt trũng sâu.
  • Lờ đờ, thiếu năng lượng, ngủ li bì, khó đánh thức. 
  • Nhịp tim nhanh bất thường. 
Ngủ li bì, khó đánh thức là dấu hiệu trẻ bị mất nước nghiêm trọng
Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức là một trong những dấu hiệu trẻ bị mất nước ở mức độ nghiêm trọng

Cần làm gì khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị mất nước?

Khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị mất nước, cha mẹ cần tìm các cách bù nước, bù điện giải kịp thời cho con để giảm bớt sự mệt mỏi, khó chịu. Cụ thể:

Bù dịch cho trẻ

Bổ sung nước đã mất bằng dung dịch oresol là cách phổ biến được nhiều mẹ áp dụng khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị mất nước. Oresol có thể giúp bù nước, bù điện giải đã mất do trẻ nôn ói, tiêu chảy, giúp trẻ trở nên tỉnh táo và dần bình thường trở lại. Tuy nhiên, khi bổ sung cha mẹ cần tuân thủ đúng liều ghi trên hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dược sĩ và không nên cho trẻ uống quá 24 giờ sau khi pha. 

Bổ sung đủ nước cho trẻ

Đối với trẻ còn đang bú mẹ, mẹ cần tăng tần suất cho trẻ bú hoặc tiếp tục cho trẻ uống sữa công thức nếu mẹ không đủ sữa để bù lại lượng nước đã mắt. 

Nếu trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung ½ – 1 ly nước/ngày (1 ly tương đương với 250ml).Trẻ từ 1 – 8 tuổi thì lượng nước uống trong ngày sẽ được tính theo độ tuổi, cụ thể như trẻ một tuổi nên uống 1 ly, trẻ hai tuổi nên uống 2 ly, tương tự với trẻ 8 tuổi nên uống 8 ly. 

Bổ sung lại lượng nước đã mất khi thấy trẻ bị mất nước
Bổ sung lại lượng nước đã mất khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị mất nước

Cách phòng ngừa tình trạng mất nước ở trẻ

Cơ thể mất nước sẽ khiến trẻ gặp khó chịu, mệt mỏi và làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ có thể chủ động giúp con phòng ngừa tình trạng này bằng những cách sau:

  • Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước theo nhu cầu hàng ngày sao cho phù với thói quen hoạt động và thời tiết. Chẳng hạn như khi trẻ chơi ở ngoài trời với thời tiết nắng nóng, mồ hôi đổ nhiều thì cần uống nước nhiều và thường xuyên hơn. 
  • Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm để tăng cường sức khỏe. Đồng thời cần giữ vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi để tránh làm nhiễm trùng đường tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa dẫn đến tình trạng mất nước. 
  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng, màu sắc tươi sáng, thoáng mát khi thời tiết nóng ẩm để tránh cơ thể đổ mồ hôi nhiều, gây mất nước. 

Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã nắm rõ các dấu hiệu trẻ bị mất nước để có cách xử lý kịp thời. Qua đó giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe, vui chơi và sinh hoạt bình thường. 

>>> Đọc thêm các bài viết khác:

Biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em biết sớm để đề phòng

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ là gì?

Tư thế ngồi chữ W gây nên nhiều tác động bất lợi cho trẻ

Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý

Thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em sẽ bị gì?

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)