Tổ chức Y tế Thế giới WHO xác định chì là một trong những loại hóa chất cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe. Ở nước ta hiện nay, tình trạng nhiễm độc chì vẫn đang xảy ra do người dân làm những công việc không an toàn. Cùng tìm hiểu về những triệu chứng của chứng bệnh nguy hiểm này trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Điểm danh 6 bài thuốc giải độc gan từ cây thuốc nam

Nhiễm độc chì là gì

Nhiễm độc chì hay ngộ độc chì là một dạng nhiễm độc kim loại, do người bệnh tiếp xúc với chì trong thời gian dài do quá trình lao động hoặc môi trường sống. Giai đoạn đầu của bệnh, những triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều căn bệnh phổ thông khác nên khá khó để phát hiện ra. Tuy nhiên ở giai đoạn nhiễm độc, các triệu chứng sẽ cấp tính và nguy hiểm tính mạng.

Có hai loại nhiễm độc chì là nhiễm độc chì hữu cơ và nhiễm độc chì vô cơ. Trong đó nhiễm độc chì vô cơ phổ biến hơn, dễ gặp trong sản xuất và đời sống hàng ngày.  Còn nhiễm độc chì hữu cơ thường do người bệnh tiếp xúc với xăng dầu pha chì.

Triệu chứng cơ thể bị ngộ độc chì

Để nhận biết ngộ độc chì có thể thông qua những triệu chứng điển hình dưới đây:

Triệu chứng thường thấy ở trẻ sơ sinh:

  • Sinh non
  • Nhẹ cân
  • Chậm phát triển

Triệu chứng ở trẻ em:

  • Chậm phát triển
  • Nhận thức kém
  • Chán ăn
  • Sụt cân
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Đau bụng 
  • Táo bón
  • Co giật
  • Giảm thính lực
  • Hội chứng Pica: Thèm ăn những vật không chứa dinh dưỡng như giấy, đất, đá, kim loại,…

Triệu chứng ở người lớn:

  • Tăng huyết áp
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Đau cơ, đau khớp
  • Cảm xúc thất thường
  • Suy giảm trí nhớ
  • Mất tập trung
  • Nam giới suy giảm về cả chất lượng và số lượng tinh trùng
  • Nữ giới có thể sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu
Chong Mat Buon Non La Benh Gi 1 Min

Nguyên nhân gây tình trạng ngộ độc

Các hoạt động như khai quật mỏ, sản xuất kim loại khiến chì lan rộng nhiều nơi. Dưới đây là những nguồn gây nhiễm độc chì bạn cần tránh xa

  • Sơn chì: Loại sơn chì đã bị cấm sử dụng từ năm 1978 nhưng hiện nay nhiều ngôi nhà cũ vẫn còn lưu lại. Rất nhiều trường hợp ngộ độc chì ở trẻ em là do sờ tay vào các đồ vật dính sơn chì sau đó đưa lên miệng.
  • Ống nước và các sản phẩm đóng hộp nhập khẩu: Các phân tử chì có thể thâm nhập thông qua nước máy và lắng đọng ở các ống nước. Ngoài ra thì những thực phẩm đóng hộp hàn chì vẫn được sử dụng ở một số quốc gia nên cần lưu ý với đồ nhập khẩu.
  • Đất: Các phân từ chì ngấm vào đất có thể đọng lại nhiều năm. Đặc biệt là đất ở gần các khu nhà cũ.
  • Bụi: Bụi từ đất nhiễm chì hoặc từ sơn chì.
  • Mỹ phẩm: Một số loại son, bút kẻ máy kém chất lượng chứa nồng độ chì cao không tốt cho sức khỏe.
  • Đồ chơi: Nhiều loại đồ chơi kém chất lượng xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chì.
  • Đạn chì: Thường xuất hiện ở trường bắn.
  • Đồ gốm Sứ hoặc gốm tráng men có thể chứa chì nên khi đựng thức ăn dễ bị nhiễm độc.
  • Kính màu: Chất chì hàn có thể được sử dụng để làm kính màu.
Son Chi

Ngoài ra, yếu tố nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiễm độc chì. Những người làm việc tại mỏ, cơ sở sản xuất pin, sửa chữa ô tô, xe máy, sửa ống nước, công trình xây dựng,… dễ tiếp xúc với chì, bám vào quần áo và mang về nhà.

Nhiễm độc chì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Ngộ độc chì gây ra nhiều tác hại lâu dài tới các hệ cơ quan, cụ thể là:

  • Đối với hệ thần kinh: Chì làm tổn thương các tế bào thần kinh và kích thích thần kinh trung ương. Về lâu dài sẽ hủy hoại các dây thần kinh, thoái hóa dây thần kinh.
  • Đối với thận: Suy giảm chức năng đào thải axit uric qua nước tiểu, dẫn đến bệnh gout.
  • Đối với máu: Chì làm gián đoạn khả năng tổng hợp hồng cầu, dẫn đến bệnh thiếu máu.
  • Đối với hệ tim mạch: Tăng co bóp thành mạch nên người bệnh sẽ bị tăng huyết áp.
  • Đối với hệ xương khớp: Ngăn chặn tổng hợp khoáng chất, giảm sự hình thành xương mới. Đặc biệt trẻ em nhiễm độc chì sẽ bị hạn chế phát triển chiều cao.
  • Đối với hệ tiêu hóa: Ruột co thắt gây đau bụng dữ dội.
  • Đối với phụ nữ mang thai: Ngộ độc chì làm tăng tỷ lệ sẩy thai, sinh non, thai nhi chậm phát triển, nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Đối với hệ nội tiết: Chì làm suy giảm chức năng nội tiết tuyến yên và tuyến thượng thận, suy giảm chức năng tuyến giáp.
  • Đối với khả năng sinh sản: Suy giảm khả năng sinh sản như gây độc với trứng, làm giảm số lượng tinh trùng
Nhiem Doc Chi 2

Hậu quả của nhiễm độc chì để lại rất nghiêm trọng, những triệu chứng nhiễm độc chì khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm nặng nề. Chính vì vậy, cần thực hiện các biện pháp phòng tránh nhiễm độc như giảm thiểu lượng chì pha trong xăng,  nói không với các loại thuốc không rõ nguồn gốc, kiểm tra thường xuyên nồng độ chì ở nơi làm việc,…

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, cần kịp thời thực hiện kiểm tra sinh học để phát hiện bệnh sớm và điều trị, tránh biến chứng cho bệnh nhân.

Hy vọng những chia sẻ về bệnh nhiễm độc chì của GDV Sport có thể giúp bạn phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả. Bên cạnh việc lựa chọn môi trường sống, bệnh nhiễm độc chì có thể cải thiện nhờ chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Hãy lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng, lành mạnh để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu trong quá trình điều trị bệnh nhiễm độc chì nhé.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)