Đã có nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước về bệnh rối loạn tiền đình cho thấy, chứng bệnh này đang tăng nhanh ở đối tượng người cao tuổi. Tỷ lệ phụ nữ và nam giới mắc bệnh cũng có sự chênh lệch đáng kể khi phụ nữ mang bệnh nhiều hơn gấp 3 lần. Bệnh rối loạn tiền đình bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều gây ra những nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh.

>>Xem thêm:

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình chính là bộ phận quan trọng của hệ thần kinh nó nằm ở phía sau ốc tai 2 bên. Trong cơ thể mỗi người tiền đình có công dụng giúp duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong mọi hoạt động. Tiền định sẽ phối hợp với những bộ phận khác trên cơ thể như chân, tay, mắt, mũi miệng,… để có thể hoạt động tốt nhất. Nó phối hợp với những bộ phận khác trên cơ thể như chân, tay, mắt, mũi , miệng…

rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến hoạt động toàn bộ cơ thể
Rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến hoạt động toàn bộ cơ thể

Bệnh rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị tắc nghẽn, rối loạn. Tình trạng này xuất hiện do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hoặc những cùng quanh não bị tổn thương.

Bệnh rối loạn tiền đình khiến cơ thể mất khả năng giữ tăng bằng, gây ra choáng vàng, loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn,… Những triệu chứng này thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc xuất hiện đột ngột khiến người bệnh khó chịu. Nếu không kiểm soát tốt, tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cộng đồng.

Phân loại bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình dược phân làm 2 loại như sau:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong, khiến cho người bệnh mất thăng bằng nhưng không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
  • Rối loạn tiền đình trung ương: Do tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não, triệu chứng không rầm rộ nhưng bệnh này thường nguy hiểm hơn và khó chữa hơn tiền đình ngoại biên.

Nguyên nhân rối loạn tiền đình

 Rối loạn tiền đình đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Mắc hội chúng Meniere, phù nề vùng tai bên trong
  • Viêm tai giữa cấp và mãn tính, dị dạng tai, chấn thương tai trong
  • U dây thần kinh số VIII
  • Sỏi nhĩ
  • Tác dụng không mong muốn khi sử dụng nhiều loại thuốc tây như streptomycin, gentamycin… hoặc ma túy, rượu
  • Say tàu xe
  • Bị thiểu năng tuần hoàn sống nền
  • Hạ huyết áp
  • Hội chứng Wallenberg
  • Nhồi máu tiểu nã,. U tiểu não…
  • Xơ cứng rải rác
  • Mắc bệnh Parkinson
  • Bệnh giang mai thần kinh
rối loạn tiền đình xuất hiện do nhiều nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình

Triệu chứng rối loạn tiền đình

Dấu hiệu bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên:

  • Cơ thể mất thăng bằng, choáng váng, đau đầu, đầu óc quay cuồng, cơ thể không đứng vững loạng choạng
  • Rối loạn thị giác: hoa mắt, chóng mặt, mắt không nhìn rõ phương hướng
  • Rối loạn thính giác: ù tai, điếc, có tiếng ve kêu, dế kêu trong tai….
  • Nhãn cầu rung và giật
  • Cảm thấy buồn nôn, hoặc nôn
  • Mất ngủ, khó ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung
  • Huyết áp hạ

Hiện tượng rối loạn tiền đình trung ương

  • Chóng mặt dữ dội, cảm giác như đang lơ lửng trên mây
  • Giảm thị lực: ù tai, nge kém
  • Nhãn cầu rung và giật
  • Dáng đi giống với người say rượu, không thể đi thẳng về một hướng
  • Mất phối hợp với những bộ phận trên cơ thể…

Cách chữa rối loạn tiền đình hiệu quả nhanh chóng

Sử dụng thuốc trị rối loạn tiền đình

Khi bị rối loạn tiền đình phải sử dụng thuốc và theo chỉ định của bác sỹ. Dưới đây là những loại thuốc thường được dùng khi bị tiền đình như:

  • Thuốc an thần: diazepam, lorazepam… sử dụng khi bị chóng mặt, mệt mỏi
  • Thuốc tăng tuần hoàn máu lên não đến bộ phận tiền đình: betahistin, almitrin, raubasin,
  • Thuốc ức hế kênh canxi: flunarinzin, cinnarizin
  • Thuốc hỗ trợ điều chỉnh suy giảm chức năng tiền đình: piracetam, ginkgo biloba.

Khi có những triệu chứng của bệnh tiền đình người bệnh phải đến ngay bệnh viện hoặc sở y tế gần nhất để được khám, xác định bệnh về có phương hướng điều trị tốt nhất.

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình

Xoa bóp bấm huyệt từ lâu đã luôn được bộ y tế công nhận và khuyến khích nên làm thường xuyên, đây là bài thuốc chữa bệnh mà không cần dùng thuốc, không có tác dụng phụ và hiệu quả rõ rệt. Dưới đây là một số phương pháp xoa bóp ấn huyệt tác động đến phần cột sống để điều trị bệnh tiền đình như:

  • Chải đầu bằng tay
  • Ấn day huyệt phần chân tóc, ấn tại điểm bị đau
  • Động tác vỗ đầu, gõ đầu, bóp đầu, rung
  • Bấm huyệt nhân trung, huyệt ấn đường, huyệt tam âm giao, huyệt nội quan….
  • Xoa trán, xoa sau gáy, xoa 2 ổ mắt, xoa đỉnh đầu, xoa tai
  • Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ
bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình

Lá cây chữa bệnh rối loạn tiền đình

Mặc dù y học hiện đại khá phát triển nhưng sử dụng nhiều thuốc tây cũng gây hại đến các bộ phận khác trên cơ thể. Song song với đó người bệnh nên sử dụng những loại lá cây để chữa bệnh tiền đình như: đinh lăng, tam thất, ngải cứu, đắng sâm, bạch quả, rau đắng biển…

Phòng bệnh rối loạn tiền đình

Để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình bạn nên áp dụng như sau:

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Mỗi ngày rèn luyện sức khỏe 15 – 30 phút sẽ giúp cơ xương khớp được thư giãn, kích thích quá trình lưu thông máu hiệu quả
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày bởi cơ thể chúng ta chủ yếu là nước. Nếu cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước sẽ suy sụp
  • Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá
  • Giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi
  • Thường xuyên massage thư giãn hệ thần kinh để kích thích lưu thông máu, cải thiện quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp tinh thần khỏe mạnh hơn.

>>> Xem thêm: Máy mát xa đầu thư giãn hệ thần kinh, cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Kiêng gì?

Người bệnh rối loạn tiền đình cần có đồng hồ sinh học đúng giờ giấc và có chế độ ăn uống phù hợp để giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể và cải thiện tình trạng bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả.

rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì
Thực phẩm cho người bị rối loạn tiền đình

Những thực phẩm bệnh tiền đình nên ăn như:

  • Vitamin B6: thịt gà, cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá tuyết, cá chỉ vàng, các loại hoa quả như táo, cam, chuối, đu đủ, hạt óc chó, hạnh nhân, khoai tay, khoai lang, cà chua…. Bổ sung dưỡng chất này sẽ giúp hệ thống thần kinh khỏ mạnh
  • Vitamin C: súp lơ, rau cải xoăn, cam, bưởi, kiwi, dứa, dâu tây, đu đủ, ổi,… sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt
  • Vitamin D: ngũ cốc, yến mạch, nước cam, thịt bò, sữa, sữa đậu nành, trứng gà, cá hồi, hàu, tôm…. Sẽ giúp khắc phục tình trạng xơ cứng tai, và một số triệu chứng của người bị tiền đình
  • Acid folic: rau có màu xanh đậm, các loại hạt, các loại đậu, các loại trái cây họ cam quýt . Bổ sung dưỡng chất này thường xuyên sẽ giúp giảm hàm lượng hormocysteine

Những thực phẩm bệnh rối loạn tiền đình không nên ăn như:

  • Hạn  chế mặn: Natri có trong muối sẽ khiến mất cân bằng các khoáng chất trong cơ thể
  • Hạn chế đường và những chất tạo ngọt nhân tạo như: aspartame, mật ong, kem, socola, siro, mứt, bánh ngọt….
  • Tránh những loại đồ uống có cồn, có gas như rượu bia, cà phê
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm đã qua chế biến
  • Hạn chế những loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò

Bệnh rối loạn tiền đình sẽ nguy hiểm với sức khỏe nếu không được kiểm soát sớm và chữa trị để tình trạng bệnh thuyên giảm. Nếu tình trạng cơ thể hoa mắt, chóng mặt, thường xuyên có những biểu hiện của việc rối loạn tiền đình với tần suất cao, bạn nên lập tức nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức, giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình một cách tốt nhất.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (3)

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Có, bệnh này có thể gây ra choáng váng, chóng mặt , quay cuồng... nên cần điều trị sớm để không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
Độ tuổi nào dễ bị tiền đình?
Bệnh này không phân biệt độ tuổi, nhưng đối tượng mắc bệnh nhiều nhất là trung niên.
Bà bầu có bị bệnh này không?
Bà bầu nếu không được chăm sóc tốt, không bổ sung đủ dinh dưỡng, thường xuyên căng thẳng áp lực có khả năng sẽ bị chóng mặt, mệt mỏi
Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.