Đau lưng giữa là tình trạng phổ biến có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, căn bệnh tưởng chừng sẽ biến mất sau một thời gian ngắn nhưng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hại cho người bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hóa giải cơn đau lưng giữa của bạn và người thân nhé.
Xem thêm >>>
Xem nhanh nội dung
Đau lưng giữa là gì?
Đau lưng giữa – chứng đau bộc phát ở phần giữa của lưng do đau cột sống là chủ yếu, nhiều khi lan sang cả vùng lưng trên, dưới và trái, phải. Đau lưng giữa có thể là dấu hiệu nhận biết bạn đã mắc một trong những bệnh lý nguy hiểm sau đây:
- Bệnh thiếu xương, loãng xương: Khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng có tác dụng duy trì hoạt động và phát triển hệ xương khớp như canxi, vitamin D, khoáng chất,… tình trạng đau lưng giữa chắc chắn sẽ xảy ra, những mô xương mới không được tạo ra để thay thay thế cho những mô sương cũ.
- Bệnh thận: Nếu người bệnh bị đau lưng giữa có những biểu hiện như khó tiểu, tiểu buốt, mệt mỏi, buồn nôn, sốt cao kèm ớn lạnh thì cần cảnh giác với bệnh suy thận, sỏi thận, nhiễm trùng thận.
- Khối u: Khối u phát triển từ vị trí cột sống hoặc những bộ phận khác cơ thể gây chèn ép lên các cơ, dây thần kinh tủy sống và dây chằng xung quanh vùng này gây ra bệnh đau lưng giữa. và cảm giác đau đớn, khó chịu.
- Cong vẹo cột sống: Không ngạc nhiên khi những người sở hữu một cột sống cong vẹo thường bị đau lưng giữa. Khi rơi vào tình trạng này, cột sống không thẳng nên sức ép dồn lên cột sống phân bố không đều, dẫn đến nhức mỏi vùng lưng giữa.
- Thoát vị đĩa đệm: Cơn đau giữa lưng thường xuyên xảy ra kèm theo hiện tượng ngứa rát, tê ở vùng lưng giữa có thể do mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm. Các dịch nhầy tràn ra khỏi đĩa đệm và chèn ép lên các dây thần kinh, tủy sống khiến cho bệnh nhân có cảm giác vô cùng đau đớn, khó khăn trong di chuyển.
- Suy giảm chức năng xương khớp: Đau lưng giữa không loại trừ khả năng mắc các bệnh về xương khớp. Khi này, các lớp sụn khớp và dịch nhầy khớp không đảm bảo, dẫn đến việc mài mòn xương và khi vận động sẽ cọ xát các đầu xương vào nhau, gây nhức cho người bệnh.
Ngoài ra, những người lớn tuổi không thể tránh khỏi tình trạng lão hóa khiến khối lượng xương giảm dần, xương trở nên giòn, yếu và dẫn đến đau lưng.
Nguyên nhân đau lưng giữa
Sai tư thế
Trong những hoạt động cuộc sống, nếu không giữ cơ thể ở tư thế chính xác thì lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng đau lưng giữa do cột sống phải chịu quá nhiều áp lực trong thời gian dài. Các cơ và dây chằng ở trọng thái tư thế không chuẩn cũng bị căng giãn tối đa và rơi vào trạng thái quá tải.
Bên cạnh đó, dáng nằm ngủ siêu vẹo, nằm cong người, xoay người quá nhiều hay kê gối quá cao cũng khiến cơn đau lưng xuất hiện. Vì thế mà rất nhiều người sau khi thức dậy có cảm giác toàn thân đau nhức, không thể cử động bình thường.
Không những thế, khi tham gia vào những hoạt động thể dục thể thao, nếu bạn không khởi động kỹ trước khi tập hoặc trong quá trình tập bị sai tư thế sẽ mang tới các chấn thương như bong gân căng cơ, đứt dây chằng,… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng giữa và người bệnh sẽ phải mất khá nhiều thời gian để hồi phục cơ thể quay trở lại trạng thái bình thường.
Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về những bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường mà còn ảnh hưởng đến chức năng của hệ xương khớp, cụ thể ở đây là bệnh đau lưng giữa. Khi trọng lượng cơ thể quá lớn đồng nghĩa với việc cột sống cũng phải chịu một áp lực tương đương để chống đỡ cơ thể. Vì vậy đau mỏi, tổn thương cột sống là điều khó tránh, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới thoái hóa cột sống và cần người trợ giúp để đi lại.
Lối sống thiếu khoa học
Cột sống, cơ bắp và các thành phần các của hệ xương khớp sẽ yếu dần theo thời gian nếu không được rèn luyện mỗi ngày. Nếu bạn có thói quen lười biếng, ghét bỏ việc tập thể dục thể thao thì một điều tất yếu xảy ra đó chính là trạng đau cột sống lưng và thoái hóa xương khớp sẽ diễn ra nhanh hơn. Do đó vùng lưng giữa cũng thường xuyên ở trạng thái yếu mệt.
Thêm vào đó, căng thẳng tột độ dẫn đến mất ngủ, ngủ không sâu cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua gây nên chứng đau lưng giữa. Đặc biệt khi chúng ta sử dụng những chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, caffeine,… cũng khiến cơ bắp teo dần và vô cùng nhức nhối.
Biện pháp cho người đau lưng giữa
Điều trị bằng đông y
Khi thuốc tây chưa được sử dụng phổ biến như thời đại ngày nay thì những bài thuốc đông y cổ truyền là phương pháp hóa giải mọi cơn đau vùng lưng giữa cho người bệnh. Những bài thuốc đông y sau được nhiều người ưa chuộng bởi vô cùng lành tính và an toàn, dễ áp dụng.
- Bài thuốc điều trị đau lưng giữa từ cây chìa vôi
Cây chìa vôi được biết đến là thảo dược chữa đau xương khớp nhanh chóng. Bạn chỉ cần chuẩn bị 30 gam chìa vôi, giã nát rồi bỏ thêm vài hạt muối trắng vào trộn đều, sau đó đắp hỗn hợp này lên vùng lưng bị đau để tạm biệt cơn đau nhức.
- Bài thuốc điều trị đau lưng giữa từ cây lá lốt
Cây lá lốt không chỉ là nguyên liệu dùng trong nấu ăn mà còn nổi tiếng như một loại cây quý chữa được nhiều chứng bệnh. Đặc biệt lá lốt được sử dụng chữa đau lưng hiệu quả mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện.
Để thực hiện bài thuốc chữa đau lưng bằng lá lốt, bạn cần giã nát khoảng 30 – 50 chiếc lá sau đó đắp lên lưng đau và dùng băng gạc quấn ủ lại. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn gấp đôi nếu bạn kết hợp đun nước lá lốt để uống mỗi ngày thay cho nước lọc cho đến khi khỏi bệnh. Ngoài ra lá lốt cũng có thể kết hợp với các loại cây khác như xấu hổ, cỏ xước, tầm gửi,… để chữa trị đau lưng.
>>>> Xem thêm: Các loại cây chữa bệnh xương khớp trong vườn nhà
- Bài thuốc điều trị đau lưng giữa từ ngải cứu
Ngải cứu là loại cây có tính chất làm mát, dùng để tiêu viêm, sát khuẩn và giảm đau rất tốt. Chính vì vậy đây là thảo dược có tác dụng chữa đau lưng giữa thần kỳ, cách thực hiện bài thuốc này cũng vô cùng đơn giản.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị ngải cứu tươi cùng vỏ bưởi hoặc vỏ chanh, rửa sạch và thái nhỏ sau đó đem phơi dưới nắng. Khi nguyên liệu thật khô thì cho lên chảo sao lại giống như cách làm trà. Bằng cách này, bạn có thể hãm trà ngải cứu để uống hàng ngày để cải thiện đau lưng giữa.
Trị liệu vật lý
Trị liệu vật lý là phương pháp sử dụng các tác động vật lý hoặc nhân tạo để phục hồi các chức năng vận động và giảm đau cho bệnh nhân. Đối với những cơn đau lưng giữa, bạn không cần thiết đến bệnh viện mà chỉ cần kiên trì tập luyện bằng các bài tập lưng ngay tại nhà là đã có thể cải thiện cơn đau rõ rệt. Điển hình như các bài tập sau:
Bài tập đá chân
Bài tập đá chân thẳng có hiệu quả tốt với những bệnh nhân bị đau lưng giữa do thoát vị đĩa đệm và gặp các vấn đề ở cột sống.
- Người bệnh nằm thẳng, cố định trên thảm tập
- Nâng một chân lên một góc 45 độ, mũi chân hướng thẳng về phía trước và giữ nguyên tư thế trong 5 giây
- Hạ chân xuống và thực hiện với chân còn lại, mỗi ngày nên tập 2 hiệp và mỗi chân đá 15 lần trong một hiệp.
Bài tập Co chân
Bài tập co chân có tác dụng hỗ trợ kéo và hồi phục xương cột sống quay trở lại vị trí ban đầu, đặc biệt thích hợp với những người bị lệch cột sống, ngồi sai tư thế và thoát vị đĩa đệm. Kiên trì tập những động tác sau mỗi ngày sẽ giúp xua tan bệnh đau lưng giữa.
- Nằm thẳng trên thảm tập, đầu gối co lên ép càng sát vùng bụng càng tốt
- Hai tay đưa xuống giữ đầu gối khoảng 10 giây sau đó đổi chân
- Mỗi động tác tập khoảng 15 lần trong 2 hiệp.
Bài tập ép khung xương
Để tăng sức mạnh cho cơ bắp vùng lưng giúp gia tăng khả năng chịu đựng áp lực cho cột sống, bạn có thể áp dụng bài tập ép khung xương hàng ngày với những động tác sau
- Nằm thẳng, cố định trên thảm tập
- Co đồng thời cả hai đầu gối hướng lên bụng và dùng tay cố định
- Dồn lực gồng bụng và ấn phần thắt lưng xuống sàn nhà cho đến khi cảm thấy mỏi
- Duy trì tập 15 lần mỗi ngày
Ngoài ra, các môn thể thao huy động sức lực toàn cơ thể như: đi bộ, yoga, bơi lội, thiền,… cũng được nhiều bác sĩ khuyến khích tập luyện trong điều trị chứng đau lưng.
>>> Xem thêm: 6 bài tập chữa đau lưng kinh điển nhất
Sử dụng các loại thuốc uống tân dược
Thuốc tân dược hay thuốc tây là phương pháp điều trị đau lưng giữa đã quá quen thuộc với người bệnh. Tuy nhiên bắt buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng để tránh khỏi những hậu quả không mong muốn.
- Thuốc giảm đau
Các loại thuốc như Paracetamol, Aspirin, Efferalgan, Meloxicam,… thường được sử dụng để giảm đau tức thời.
- Thuốc giãn cơ
Thuốc chữa cơn đau lưng giữa được bác sĩ sử dụng giúp giãn cơ, chống co thắt cơ cụ thể như Tolperisone, Thiocolchicoside, Eperisone, Chlorzoxazone,…
- Thuốc chống viêm
Các loại thuốc kháng viêm không steroid- NSAIDs để chống viêm cho bạn như Meloxicam, Methotrexate, Piroxicam, Celecoxib, Prednisone, Azathioprine.
- Các loại thuốc bổ
Vitamin nhóm A, B, D, chất chống oxy hóa và khoáng chất có lợi cho sự hoạt động của hệ xương khớp.
Sử dụng máy massage lưng
Máy massage lưng là thiết bị hiện đại được sản xuất với mục đích hỗ trợ điều trị chứng đau lưng cấp tính và mãn tính. Đặc biệt, với những cơn nhức mỏi lưng giữa xuất hiện bất chợt, máy massage lưng sẽ thực hiện xoa bóp làm giãn nở cơ bắp và chống co cơ để giải tỏa nỗi đau cho bạn. Nhờ đó mà hệ tuần hoàn cũng được thông suốt, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
Ngoài ra thiết bị này còn có tác dụng thư giãn cơ thể tối đa, giúp bạn tạm quên đi áp lực cuộc sống để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Sau những giờ tập thể dục mệt mỏi, bạn cũng có thể dùng máy massage lưng để giải phóng áp lực cho xương khớp.
Qua những thông tin về bệnh đau lưng giữa và các cách điều trị hiệu quả trên đây, người bệnh cần xây dựng cho mình lối sống khoa học, lành mạnh kết hợp với tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để đẩy lùi đau xương khớp nhé.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn
Câu hỏi thường gặp (2)
- Bệnh thiếu xương, loãng xương
- Bệnh thận
- Các khối u trong cơ thể
- Cong vẹo cột sống
- Thoát vị đĩa đệm
- Suy giảm các chức năng xương khớp
- Ngồi, làm việc sai tư thế
- Tình trạng thừa cân, béo phì
- Lối sống không khoa học