Thực tế đã có rất nhiều trường hợp tắm đêm đột quỵ và tử vong vì không được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều người thờ ơ đối với tình trạng nguy hiểm này. Vậy, vì sao tắm đêm lại gây đột quỵ? Làm thế nào để có thể phòng ngừa được biến cố này. Đọc ngay bài viết này của chúng tôi để có câu trả lời bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Tắm đêm có bị đột quỵ không?
Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi nguồn máu cung cấp đến não bị gián đoạn hoặc bị tắc nghẽn. Khi đó, não sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Từ đó nó khiến các tế bào não chết trong vài phút. Bệnh nhân đột quỵ lúc này sẽ có nguy cơ tử vong cao nếu như không được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Tắm đêm không trực tiếp gây ra đột quỵ, thế nhưng nó sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đáng kể. Đặc biệt trong bối cảnh như hiện nay, 2 loại đột quỵ phổ biến nhất là:
- Đột quỵ xuất huyết não: Tình trạng này xảy ra do vỡ mạch máu não. Máu xâm nhập và gây tổn thương ở não.
- Đột quỵ tắc mạch máu não: Xảy ra do bị nhồi máu não. Cục máu đông khiến cho dòng chảy tắc nghẽn, máu không thể đến được tế bào não cần nuôi.
Tắm đêm có thể làm thay đổi nhiệt độ quá nhanh và khiến cơ thể phản ứng không kịp. Khi đó, huyết áp sẽ tăng và khiến người bệnh có thể bị đột quỵ do tắm đêm.
Nguyên nhân gây đột quỵ khi tắm đêm
Một số yếu tố có thể khiến cho một người dễ bị đột quỵ khi tắm đêm bao gồm:
Tắm đêm đột quỵ gây khởi phát do các bệnh lý nền
Một số người cao tuổi nhiều bệnh lý nền hay những người có bệnh lý nền như thiếu máu, bệnh tim, mỡ máu, cao huyết áp,… nên tránh tắm đêm. Bởi về đêm, nhiệt độ sẽ xuống thấp, điều này làm cho huyết áp tăng cao. Trong khi đó, bản thân hệ tuần hoàn của họ sẽ lại nhạy cảm hơn với sự thay đổi về nhiệt độ.
Ngoài ra, tình trạng nước quá lạnh, tắm quá lâu, nhiệt độ môi trường thấp,… đều có thể khiến cho huyết áp bị thay đổi đột ngột. Khi đó người bệnh sẽ có thể bị thiếu máu não, nhồi máu cơ tim hoặc cũng có thể lên cơn đột quỵ do tắm đêm.
Chênh lệch nhiệt độ dẫn đến tắm đêm đột quỵ
Người bệnh có thói quen tắm khuya thường không điều chỉnh nhiệt độ phù hợp (nằm ngoài khoảng 34 – 29 độ C) sẽ có thể gây ra tình trạng tắm đêm đột quỵ như sau:
- Nhiệt độ ban đêm thấp và nhiệt độ nước thấp sẽ dẫn đến tình trạng các mạch máu bị co lại, gây tắc nghẽn mạch máu. Khi tim và não không nhận đủ lượng máu thì nó sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây đột quỵ và tắc mạch máu não.
- Nhiệt độ ban đêm thấp, chênh lệch so với nhiệt độ nước quá cao. Nếu chênh lệch nhiệt độ cơ thể người và môi trường > 5 độ C thì sẽ xảy ra hiện tượng sốc nhiệt. Lúc này, các mạch máu sẽ giãn nở to, nó khiến cho tim và não thiếu oxy, dẫn đến cơ thể bị đột quỵ.
Ngoài ra, chênh lệch nhiệt độ khi tắm cũng cần phải lưu ý theo mùa. Ví dụ như việc tắm nước lạnh vào mùa hè. Nhiệt độ mùa hè cao, nó sẽ đối lập với nhiệt độ nước thấp và khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột. Do đó, các động mạch co lại, lượng máu truyền đến tim/ não giảm, có thể gây ra chứng đột quỵ.
Tắm khuya đột quỵ do các thói quen xấu trong khi tắm
- Đi đại tiện/ tiểu tiện trước khi tắm sẽ gây tăng áp lực lên ổ bụng. Từ đó dây thần kinh cũng sẽ bị kích thích và làm cho động mạch bị áp lực, hệ tuần hoàn cơ thể lúc này sẽ bị căng ra.
- Dội nước lạnh từ đỉnh đầu khi tắm sẽ sinh ra áp lực lớn và đột ngột lên động mạch ở phần đầu – mặt. Hệ quả lúc này là có thể khiến mạch máu có thể bị vỡ hoặc gây ra hiện tượng tắm đêm đột quỵ.
- Tắm quá sớm hoặc tắm quá muộn có thể khiến huyết áp tăng cao, rất nguy hiểm cho người bệnh do nhiệt độ môi trường lúc này thấp,.
- Tắm quá lâu (>20 phút) hay tắm ngâm bồn có thể khiến cho da bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, các mạch máu co lại và nhịp tim không ổn định. Thời gian tắm đêm càng lâu thì nguy cơ đột quỵ sẽ càng cao.
Tắm đêm đột quỵ do tắm ngay sau khi uống rượu bia
Sau khi hấp thụ các chất kích thích, nồng độ cồn sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng cao và khiến các mạch máu giãn nở. Tắm ngay khi uống rượu bia có thể khiến cho các mạch máu đột ngột bị vỡ và gây ra hiện tượng tắm đêm đột quỵ.
Các nguyên nhân khác
Một số tình huống khác có thể dẫn đến hiện tượng tắm khuya đột quỵ, đó là:
- Tắm ngay sau khi vừa dầm mưa, sau khi vận động ra mồ hôi hoặc vừa đi nắng về
- Bước ngay vào phòng điều hoà (nhiệt độ thấp) sau khi vừa tắm xong
- Tắm nhiều lần trong một ngày
- Ngủ ngay khi tóc còn chưa sấy khô
Cảnh báo: Những dấu hiệu đột quỵ sau khi tắm đêm
Nếu bị đột quỵ nhẹ, bệnh nhân sẽ có những thay đổi nhỏ như chóng mặt, khó nói, mất trí nhớ thoáng qua, choáng váng mặt mũi, chân tay tê yếu trong vài giây, méo miệng,… Mặc dù diễn biến nhanh và sẽ có thể tự hết. Thế nhưng tốt nhất, bệnh nhân nên báo ngay cho người thân để được kiểm tra và ổn định lại huyết áp.
Ngoài những triệu chứng nêu trên thì tình trạng tắm đêm đột quỵ còn có thể nhận diện thông qua những biểu hiện sau:
- Đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ, không còn sức lực, lệch miệng, tê cứng một nửa mặt;
- Hoa mắt chóng mặt, đi không còn vững, mất thăng bằng;
- Khó vận động chân tay, khó để nâng 2 cánh tay cùng một lúc qua khỏi đầu hay tê bì một bên người;
- Nhìn đôi hoặc bị mờ mắt;
- Buồn nôn, nôn mửa hay đau đầu dữ dội.
Cách xử lý trường hợp tắm đêm đột quỵ
Khi nhận thấy người thân bị đột quỵ do tắm đêm, chúng ta không nên tự ý thực hiện các biện pháp dân gian để sơ cứu cho họ như: cạo gió, bấm huyệt, cho ăn uống hay dùng thuốc huyết áp,… Bởi trong lúc này, quá trình ăn uống sẽ khiến cho thức ăn và nước bị sặc vào đường thở. Ngoài ra việc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ còn dễ khiến cho tình trạng của bệnh nhân thêm tính nghiêm trọng hơn.
Do đó, bạn nên để bệnh nhân nằm ở những nơi thoáng khí, khô ráo, nhanh chóng ủ ấm và đưa ngay người bệnh tới địa chỉ y tế gần nhất để không bỏ lỡ thời gian vàng trong cấp cứu đối với bệnh nhân đột quỵ.
Các biện pháp phòng tránh đột quỵ khi tắm đêm
Để hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra cũng như bảo vệ tốt cho sức khỏe khi tắm khuya, bạn bắt buộc phải lưu ý những điểm sau đây:
- Xây dựng thói quen tắm sớm trước 22h mỗi ngày và tuyệt đối không tắm trước 6h sáng.
- Phòng tắm cần được xây dựng một cách kín đáo, tránh để gió lùa.
- Không xối trực tiếp nước lạnh/nóng lên đầu mà hãy từ từ làm ướt lần lượt các bộ phận tay, chân, ngực để cơ thể có thể làm quen với nhiệt độ.
- Sau khi tắm xong, hãy lập tức lau khô người, sấy tóc và giữ ấm cơ thể. Nếu có gội đầu, bạn không nên để tóc ướt đi ngủ.
- Không nên nằm điều hòa ngay sau khi tắm bởi điều này có thể tác động không tốt đến quá trình máu lưu thông trong cơ thể và khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, máu chậm lên não,…
- Sau khi uống bia rượu, bạn không nên tắm ngay bởi nó có thể gây huyết áp cao, vỡ mạch máu và nặng hơn là đột quỵ. Trường hợp này chỉ nên dùng nước ấm để lau qua người.
- Không tắm khi ăn quá no hoặc quá đói.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và ăn uống điều độ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Không tắm khi cơ thể mới vừa vận động mạnh.
- Chỉ tắm trong khoảng từ 15 – 20 phút, tuyệt đối không được ngâm bồn quá lâu.
Nhìn chung, tắm đêm đột quỵ khó để phát hiện nhưng cũng rất nguy hiểm để cấp cứu kịp thời. Do đó, người bệnh nên hạn chế tắm đêm, tăng cường tập thể dục cũng như điều chỉnh nếp sinh hoạt để tăng cường sức khỏe chính mình. Ngoài ra, nếu phát hiện các bất thường liên quan đến tình trạng tắm đêm đột quỵ, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn