Teo cơ là bệnh nguy hiểm để lại những hậu quả nghiêm trọng như bại liệt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh teo cơ là gì, cách điều trị và những biện pháp phòng tránh bệnh teo cơ qua bài viết dưới đây.
Xem nhanh nội dung
1. Teo cơ là gì?
Teo cơ là tình trạng suy giảm khối lượng cơ chủ yếu ở chân, tay kèm theo yếu cơ. Tình trạng này thường xảy ra do nhiều cơ chế tác động dẫn đến hao mòn cơ bắp, suy giảm hoạt động cơ và xương khớp.Trong nhiều trường hợp, teo cơ có thể được cải thiện bằng tập thể dục, vật lý trị liệu kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh nhưng một số trường hợp nguy hiểm không thể phục hồi, mất khả năng vận động.
2. Những dấu hiệu thường gặp ở bệnh teo cơ
Teo cơ thường gặp ở những bệnh nhân khó đi lại, lâu ngày không vận động do chấn thương, teo cơ sau khi đột quỵ.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh teo cơ là mất khối lượng cơ nạc ở đùi, bắp chân, bắp tay. Ngoài ra, người bệnh còn có những biểu hiện cụ thể như:
- Chân càng ngày càng nhỏ nhưng vẫn giữ nguyên dài,
- Khó khăn trong việc đi và bộ thực hiện các hoạt động thể chất như đi bộ, leo cầu thang
- Mất thăng bằng, dễ té ngã, không thể đứng lâu một chỗ
- Thay đổi dáng đi
Trong thời gian đầu, hầu hết người bệnh khó nhận ra những biểu hiện của bệnh mà phải đến khi mất đi một khối lượng cơ đáng kể.
3. Nguyên nhân gây teo cơ
Bệnh teo cơ do những nguyên nhân sau đây gây ra:
- Không hoạt động trong thời gian dài
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng teo cơ. Có thể bắt gặp tình trạng này ở những người bị đột quỵ mất khả năng đi lại, bại não hoặc chấn thương sọ não, tổn thương hệ thần kinh, gãy chân bó bột,…
Bởi khi không hoạt động cơ, quá trình phân hủy protein sẽ mạnh hơn quá trình tổng hợp protein cho cơ bắp, gây ra tình trạng mất cơ.
Các biểu hiện teo cơ do không hoạt động lâu ngày có thể xuất hiện trong khoảng từ 10 đến 40 ngày. Đặc biệt đối với người cao tuổi, tình trạng teo cơ diễn ra nhanh chóng hơn rất nhiều so với những người trẻ.
- Hội chứng suy mòn
Hội chứng suy mòn thường gặp ở những bệnh nhân ung thư, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, AIDS gây mất cơ liên tục trong thời gian ngắn.
Teo cơ chân do hội chứng suy mòn tác động nghiêm trọng đến khả năng vận động, sức khỏe và tinh thần của bệnh nơi bởi thời gian teo cơ diễn ra nhanh chóng. Nguy cơ bại liệt trong hội chứng suy mòn rất cao, hầu hết bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn.
- Teo cơ do lão hóa
Cơ thể lão hóa do tuổi tác hay chế độ dinh dưỡng không phù cũng là nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ. Mất khối lượng cơ do lão hóa gây suy giảm chức năng, nguy cơ tàn tật cao, khó hồi phục.
- Teo cơ do một số bệnh lý như rối loạn hệ thống nội tiết (suy giáp, bệnh Cushing), viêm cơ, rối loạn dưỡng cơ, xơ cứng cơ.
- Teo cơ do ung thư
- Teo cơ do thuốc: Một số loại thuốc tác dụng trực tiếp, gây độc dẫn đến teo cơ như Sử dụng corticosteroid trong thời gian dài, Doxorubicin, Glucocorticoid…
- Teo cơ bẩm sinh
Nhiều trẻ em ngay từ khi ra đời đã mắc phải bệnh teo cơ, nguyên nhân do cơ thể không thể tự tổng hợp protein dẫn đến quá trình trao đổi chất trì trệ, giảm sự hình thành cơ.
4. Những cách điều trị bệnh teo cơ phổ biến hiện nay
4.1. Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định sức khỏe của chúng ta, trong trường hợp bị teo cơ, người bệnh phải tối ưu hóa những thực phẩm bổ sung cho cơ thể. Nguyên tắc quan trọng nhất đó là bổ sung lượng protein hợp lý để đảm bảo quá trình tổng hợp protein, từ đó tăng khả năng hồi phục cơ bắp. Tùy thuộc vào tình trạng cơ thể mỗi người mà áp dụng khối lượng protein nạp vào cơ thể khác nhau.
Một số thực phẩm giàu protein có thể kể đến là: Thịt, trứng, sữa, đậu, bông cải, yến mạch, phô mai, cá ngừ,…
Bên cạnh protein, người bệnh nên bổ sung thêm axitamin chuỗi nhánh (BCAA) – thành phần có khả năng kích thích quá trình tổng hợp protein sinh cơ và ức chế quá trình phân hủy protein.
4.2. Vận động cơ thể
Cơ thể chỉ ngồi, nằm một chỗ sẽ khiến tình trạng teo cơ bắp ngày càng nghiêm trọng hơn. Người bị teo cơ nên đi lại thường xuyên, tập thể dục mỗi ngày để kích thích tuần hoàn, tăng cường sức đề kháng và phục hồi teo cơ. Không chỉ vậy, hoạt động thể chất còn giúp bạn có một thân hình cân đối, dẻo dai.
Đồng thời, tập thể dục mỗi ngày giúp tinh thần người bệnh lạc quan hơn, tinh thần sảng khoái tạo nên nguồn sức mạnh to lớn giúp giảm đau, ngủ ngon.
4.3. Vật lý trị liệu
Với những người teo cơ do do chấn thương có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu với chương trình luyện tập được các bác sĩ thiết kế có tác dụng phục hồi chức năng vận động , kích thích sản sinh cơ bắp, tăng tuần hoàn máu giảm căng cứng cơ.
Những trường hợp teo cơ nghiêm trọng khó khăn trong di chuyển sẽ được hỗ trợ luyện tập với máy móc hiện đại.
4.4. Siêu âm kích thích tăng cơ
Siêu âm là phương pháp thúc đẩy quá trình chữa lành mô, kích thích tăng khối lượng cơ, được áp dụng phổ biến với những người đau cơ mãn tính
Bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm trị liệu để tác động và cung cấp nhiệt sâu tới các tế bào. Các mô mềm được tăng lưu lượng máu giúp giảm đau nhanh chóng, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương hiệu quả,
4.5. Phẫu thuật và sử dụng thuốc
Phẫu thuật sẽ được chỉ định với những trường hợp nghiêm trọng: Biến dạng do căng cơ, căng dây chằng, teo cơ suy giảm khả năng vận động với tốc độ mạnh, teo cơ do tổn thương, tai nạn. Phương pháp phẫu thuật có tác dụng cải thiện khả năng vận động và nắn chỉnh lại cơ thể cho bệnh nhân.
Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc ( steroid, androgen chọn lọc) để đẩy nhanh quá trình tái tạo và phát triển mô, cơ bắp.
5. Phòng ngừa bệnh teo cơ như thế nào?
Teo cơ là một bệnh vô cùng nguy hiểm, áp dụng những thói quen tốt dưới đây sẽ giúp bạn phòng chống được bệnh teo cơ và khỏe mạnh hơn mỗi ngày:
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt đảm bảo lượng protein đủ để kích thích sự hoạt động cơ bắp, tránh mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó cần lưu ý không sử dụng những loại thuốc có khả năng gây teo cơ.
- Hoạt động thể chất mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng để rèn luyện cơ thể. Nằm bất động quá lâu hay không sử dụng cơ trên 10 ngày, khả năng cơ bắp teo là rất cao. Nếu bạn không có nhiều thời gian để ra ngoài vận động, có thể tập luyện ngay trong nhà bằng các bài tập yoga, đơn giản hơn là sử dụng máy massage với chức năng làm tăng cơ, giãn nở mạch máu… Các loại máy massage được khuyên dùng để điều trị teo cơ như: Máy massage bụng – tiện lợi để xử lý phần bụng, đùi, mông, chân, Máy massage cầm tay phù hợp cho tất cả các bộ phận trên cơ thể
- Nếu bị thương, tai nạn gây khó khăn trong việc vận động, chúng ta cần tìm cách hoạt động nhẹ nhàng hoặc cố gắng massage, châm cứu khu vực không vận động được, tránh để thời gian dài dẫn đến cơ bị teo và khó khăn trong quá trình hồi phục về sau. Rất nhiều người do bị gãy chân, gãy tay trong thời gian điều trị chỉ nằm, ngồi mà không vận động các bộ phận bị thương trong thời gian dài dẫn đến cơ chân, cơ tay bị teo hay khó khăn trong quá trình hồi phục về sau. Vậy chúng ta cần liên tục kích thích các bộ phận có nguy cơ được lưu thông máu để phòng tránh teo cơ từ sớm
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra bệnh teo cơ khi ở giai đoạn chưa nghiêm trọng, dễ dàng xử lý. Điều trị dứt điểm những bệnh lý có khả năng gây teo cơ tránh nguy hại về lâu dài.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn