>>> Xem thêm:
- Vitamin K1 đóng vai trò gì đối với sức khỏe cơ thể
- Vitamin K2 và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Xem nhanh nội dung
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin K
Triệu chứng chính của thiếu vitamin K là chảy máu nhiều. Lưu ý rằng tình trạng chảy máu do thiếu hụt vitamin K có thể xảy ra ở các vùng khác ngoài vết thương hở và vết cắt.
Người lớn hiếm khi thiếu đi vitamin K trừ khi họ mắc một số bệnh mãn tính hoặc dùng thuốc cản trở việc tạo ra các protein hỗ trợ quá trình đông máu. Mặc dù không phổ biến nhưng các dấu hiệu thiếu hụt vitamin K ở người rất dễ nhận thấy, bao gồm:
- Cơ thể dễ bị bầm tím.
- Các cục máu đông nhỏ hình thành bên dưới móng tay.
- Chảy máu dưới niêm mạc.
- Đi ngoài ra phân đen sẫm có thể kèm theo máu.
Thiếu hụt vitamin K thường được phát hiện và chẩn đoán ở trẻ sơ sinh. Các bác sĩ có thể phát hiện tình trạng thiếu vitamin K ở trẻ em bằng cách nhận biết các triệu chứng như:
- Chảy máu nơi đứt dây rốn.
- Chảy máu ở da, mũi, đường tiêu hóa hoặc các bộ phận khác trên cơ thể của trẻ.
- Chảy máu dương vật nếu bé trai đã cắt bao quy đầu.
- Xuất huyết não đột ngột – Một bệnh rất nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cho trẻ nhỏ.
Thiếu vitamin K gây bệnh gì?
Người lớn thiếu hụt vitamin K sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh sau:
Bệnh tim mạch
Vì vitamin K có liên quan trực tiếp đến quá trình vôi hóa động mạch, thiếu hụt vitamin K sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do thiếu hụt đi vitamin K, khoảng 57% bệnh nhân tử vong do tim ngừng đập. Vì vậy, bạn nên tăng cường vitamin K cần thiết cho cơ thể để chống lại và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Thiếu vitamin K làm tăng nguy cơ ung thư
Vitamin K có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư. Thiếu hụt vitamin K có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh bao gồm ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt,…
Một nghiên cứu trên bệnh nhân nam từ 35-64 tuổi cho thấy nam giới thiếu hụt vitamin K có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người khác.
Loãng xương
Vitamin K không chỉ hỗ trợ quá trình đông máu mà còn hỗ trợ quá trình canxi hóa và trao đổi chất của xương. Khi thiếu hụt vitamin K, cơ thể rất dễ bị loãng xương, đặc biệt là ở những người trên 40 tuổi, xương mất chắc khỏe và bắt đầu rã rời.
Chảy máu nghiêm trọng
Vitamin K hỗ trợ trong việc ngăn ngừa chảy máu bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó, ngay cả những tai nạn nhẹ cũng có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng do thiếu hụt vitamin K.
Dễ bị bầm tím
Cơ thể dễ bị bầm tím và chảy máu nhiều khi thiếu vitamin K. Theo nghiên cứu, những người ăn nhiều bông cải xanh, rau diếp,… hoặc thực phẩm giàu vitamin K sẽ ít bị bầm tím hơn trên cơ thể.
Lão hóa nhanh chóng
Vitamin K không phải là yếu tố tạo ra nếp nhăn, nhưng thiếu hụt vitamin K sẽ dẫn đến xương yếu, bệnh tim mạch và lão hóa sớm. Kết quả là, thiếu đi vitamin K sẽ ngăn cản bạn có một cuộc sống linh hoạt và lành mạnh.
Đặc biệt, nếu trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin K, những tác động nặng nề hơn là gây các vấn đề về xương, mũi, mặt, ngón tay và ống thần kinh, làm hỏng khả năng học hỏi, tiếp thu và suy nghĩ. Do đó, trẻ phải được theo dõi thường xuyên để đảm bảo tiêu thụ vitamin K thích hợp.
>>> Xem thêm: Phương pháp chăm sóc da mặt bằng tế bào gốc giúp ngăn ngừa lão hóa nhanh chóng
Nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt vitamin K
Mặc dù tình trạng thiếu hụt vitamin K không phổ biến ở người lớn, nhưng một số người sẽ dễ bị tổn thương hơn nếu họ:
- Sử dụng thuốc chống đông máu coumarin như warfarin: dùng thuốc quá nhiều sẽ dẫn đến ức chế protein, dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt vitamin K
- Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài: điều này gây hại cho vi khuẩn sản xuất vitamin K trong dạ dày, dẫn đến thiếu vitamin K.
- Do một căn bệnh khiến cơ thể kém hấp thu chất béo: một số bệnh như bệnh celiac, xơ nang, các bất thường về đường ruột hoặc đường mật có thể gây ra thiếu vitamin K
Điều trị thiếu vitamin K
Nếu tình trạng thiếu vitamin K ở người lớn không được giải quyết, nó có thể phát triển thành xuất huyết nghiêm trọng và gây tử vong. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vitamin K thường có thể chữa được.
Để điều trị thiếu vitamin K, bác sĩ sẽ sử dụng Phytonadione (vitamin K1) để điều trị thiếu vitamin K. Có thể sử dụng chúng ở dạng thuốc hoặc tiêm dưới da với liều dùng cho người lớn từ 1-25mg. Với những người sử dụng thuốc chống đông máu, liều dùng vào khoảng 1-10mg phytonadione khi điều trị thiếu hụt vitamin K.
Ngoài sử dụng thuốc trong điều trị, người bệnh có thể phòng tránh sự thiết hụt vitamin bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K. Một số thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng như: súp lơ xanh, cải bó xôi, măng tây, trứng, thịt gà, gan ngỗng,…
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng thiếu vitamin K trong cơ thể. Nếu cơ thể không bổ sung đủ vitamin K có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh. VÌ vậy hãy luôn bổ sung đầy đủ vitamin K và các loại vitamin khác để duy trì một cơ thể khỏe mạnh nhé!
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn