Bệnh loãng xương được xem là căn bệnh của tuổi già khi người mắc bệnh đều ở lứa tuổi trung niên, cao tuổi. Tuy nhiên, căn bệnh này lại đang có chiều hướng trẻ hóa khi ngay càng nhiều người trẻ mắc bệnh. Để có hướng điều trị và phòng tránh bệnh đúng nhất, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện cụ thể. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh loãng xương trong bài viết dưới đây.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương hay bệnh loãng xương là một triệu chứng liên quan đến bệnh cơ xương khớp, thường được gọi với cái tên là xương xốp hay giòn xương. Là hiện tượng xương khớp dần bị mỏng đi và mật độ chất dinh dưỡng bên trong ngày càng bị mất đi dần, chính vì điều này mà khiến xương dễ bị tổn thương hơn sau va đập, xương lúc này dễ bị giòn hơn và dễ gãy dù có va đập nhẹ.

Thủ phạm chính gây ra gãy xương ở người già, người cao tuổi và phụ nữ sau thời kỳ kinh nguyệt chính là “loãng xương” . Các trường hợp xương bị gãy do loãng xương gây ra có thể gặp ở bất kì vị trí của xương nào , nhưng phổ biến và thường xuyên mắc phải nhất là ở xương đùi, cổ tay và xương cột sống. Đối với các trường hợp bị gãy xương cột sống và xương đùi thường rất khó hồi phục và lạnh lặn lại được, với những trường hợp này phải phải phẫu thuật mới hồi phục được.

Bệnh giòn xương thường phát triển theo chiều hướng thầm lặng, bệnh nhân sẽ chỉ cảm thấy cơ thể bị nhức mỏi, cong vẹo cột sống, chiều cao bị suy giảm dần, những biểu hiện này sẽ chỉ xuất hiện sau một thời gian dài bị bệnh, có những trường hợp chỉ khi bị gãy xương ta mới phát hiện ra là bị loãng xương

bệnh loãng xương thường gặp ở người trên 50 tuổi
Bệnh loãng xương thường gặp ở người trên 50 tuổi

Nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương

Bình thường xương khớp của chúng ta cần các dưỡng chất để cấu tạo và hình thành nên các mô xương và xương. Nếu trong quá trình ăn uống sinh hoạt thường ngày mà ta không cung cấp đủ dưỡng chất cho xương sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình loãng xương.

Xương khớp là một cơ quan quan trọng thiết yếu của cơ thể, luôn trong quá trình đổi mới và được tái tạo, xương cũ sẽ bị mất dần đi và thay vào đó là xương mới được hình thành. Khối lượng xương của cơ thể sẽ tăng lên nhiều hơn khi chúng ta còn trẻ và đến năm 20 tuổi khối lượng xương sẽ đạt mức cao nhất. Khi ta già đi, khối lượng xương sẽ bị mất đi nhiều hơn so với việc được tạo ra vì vậy mà gây nên hiện tượng loãng xương hay còn gọi là bệnh loãng xương.

Một vài nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
  • Lười vận động, sinh hoạt không đúng giờ giấc
  • Lao động chân tay nặng, thường xuyên bế vác đồ nặng
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn ở nam giới
  • Khi còn trẻ không cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thiếu canxi và phosphate, khi về già kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe, lão hóa, quá trình tái tạo xương bị giảm sút kéo theo quá trình phá hủy xương tăng lên và diễn ra nhanh hơn, khiến cho mật độ xương lúc này bị giảm đi, xương dễ bị giòn đi và yếu hơn, không còn độ đàn hồi và dễ bị gãy hơn.
có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

==> Xem thêm: 9 Bệnh cơ xương khớp thường gặp và địa điểm khám bệnh hàng đầu

Triệu chứng của bệnh loãng xương

Tình trạng xương bị mất đi hay còn gọi là mật độ xương bị giảm sút do bệnh loãng xương gây nên thường không có biểu hiện và triệu chứng rõ ràng. Lúc này người bị bệnh thường sẽ không phát hiện ra được, chỉ đến khi gặp những vấn đề về chấn thương, va đập nhẹ khiến xương dễ bị gãy thì mới biết. Một vài triệu chứng cụ thể mà bạn nên đọc để biết mình có đang bị loãng xương hay không:

  • Mật độ xương khớp bị giảm khiến xương cột sống dễ bị dẹp(xẹp) đi hay còn gọi là lún gãy xương. Biểu hiện cụ thể ra bên ngoài của tình trạng này là: chiều cao bị giảm, gù lưng, đi lom khom, xuất hiện các cơn đau lưng cấp.
  • Đầu xương bị đau nhức: đây là biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thấy nhất của người bệnh. Bị đau nhức ở các đầu xương, tê buốt như bị kim chích vào, cảm thấy mỏi mệt dọc các vùng xương dài.
  • Đau ở các vùng như: thắt lưng, đầu gối, xương mông, xương chậu, xương cột sống…là các bộ phận thường xuyên phải chịu áp lực và trọng tải của cơ thể. Các cơn đau lặp lại nhiều sau các chấn thương, thường đau âm ỉ và trong thời gian dài. Các cơn đau sẽ tăng dần lên theo từng ngày trong quá trình hoạt động thường ngày và chỉ khi nằm nghỉ mới có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Đau ở thắt lưng, hai bên sườn, cột sống làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh đùi, đau dây thần kinh tọa, thần kinh liên sườn. Các cơn đau sẽ nặng hơn khi vận động mạnh quá sức hay thay đổi tư thế làm việc, vận động hàng ngày.
  • Với người trung tuổi và cao tuổi triệu chứng của loãng xương thường đi kèm cùng các căn bệnh khác như: huyết áp cao, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, giãn tĩnh mạch…
bệnh loãng xương gây ra những cơn đau nhức xương khớp
Bệnh loãng xương gây ra những cơn đau nhức xương khớp

Đối tượng dễ bị bệnh loãng xương

Có rất nhiều yếu tố và nguy cơ gây ra bệnh loãng xương với mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau. Một vài người có thể thay đổi được điều này, tuy nhiên một vài đối tượng khác thì không, cụ thể như:

Yếu tố không thể thay đổi:

  • Độ tuổi: người trung niên, người cao tuổi có nguy cơ dễ bị loãng xương hơn các độ tuổi khác
  • Giới tính: phụ nữ sau thời kỳ kinh nguyệt sẽ dễ bị loãng xương hơn so với nam giới có cùng độ tuổi
  • Kích thước hình dáng cơ thể: phụ nữ dáng người nhỏ và gầy có nguy cơ dễ loãng xương
  • Di truyền: tiền sử trước đây trong gia đình có người từng bị gãy xương hoặc loãng xương
  • Đã từng bị chấn thương và gãy xương trước đây
  • Người bị các bệnh như: nội tiết tố, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, sỏi thận.
  • Người Châu Á hay người da trắng cũng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn

>>> Đọc thêm:

Yếu tố có thể thay đổi:

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt
  • Sử dụng chất kích thích nhiều như: thuốc lá, rượu bia, cà phê, đồ cay…
  • Lười vận động, thường xuyên ngồi nhiều giờ liên tục
  • Dùng một số loại thuốc giảm đau trong thời gian dài

Phương pháp phòng ngừa bệnh loãng xương

Một vài phương pháp sau đây có thể ngăn ngừa và làm giảm quá trình gây ra bệnh loãng xương, tuy nhiên các phương pháp này không có tác dụng chữa khỏi bệnh.

  • Chế độ khẩu phần ăn giàu canxi và nên bổ sung mỗi ngày
  • Đối với người dưới 50 tuổi ngày ăn 3 bữa hoặc bổ sung 1000mg canxi mỗi ngày
  • Với nam giới từ 50 – 70 tuổi , ngày ăn 3 bữa hoặc hấp thụ 1000mg canxi hàng ngày
  • Với nam giới từ 70 tuổi trở lên, ngày ăn 4 bữa hoặc hấp thụ 1200mg canxi thường ngày
  • Với nữ giới trên 50 tuổi hấp thụ 1200mg canxi mỗi ngày hoặc ngày ăn 4 bữa
  • Thực phẩm giàu canxi nên ăn mỗi ngày bao gồm: sữa, dầu đậu nành, rau xanh, cá, các loại hạt, hoa quả…và phải thường xuyên:
  • Kiểm tra, đo lường loãng xương để theo dõi mật độ xương
  • Khám định kỳ để theo dõi diễn biến tình trạng bệnh
  • Không được tự ý mua thuốc bên ngoài, nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng phương thuốc được bác sĩ kê, sử dụng toa thuốc đều mỗi ngày, không được bỏ bữa.
  • Tập các bài tăng cường sức khỏe của xương theo sự hướng dẫn và chỉ định của các “chuyên gia” và bác sĩ về sức khỏe
  • Không sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá
  • Tránh bị chấn thương và ngã.
phòng tránh bệnh loãng xương
Thường xuyên rèn luyện thể thao phòng tránh bệnh loãng xương

Biện pháp điều trị bệnh loãng xương tại nhà

Hiện nay có nhiều cách điều trị bệnh loãng xương. Tuy nhiên, các phương pháp này tập trung vào việc ngăn ngừa biến chứng của bệnh và hạn chế gãy xương. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số cách điều trị đơn giản như sau:

  • Bổ sung và cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo đứng mức chỉ thị của bác sĩ.
  • Duy trì trong lượng và thể trạng của cơ thể, không được để thừa cần và thiếu cân nặng
  • Tập các bài tập nhẹ như: đi bộ, yoga, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, thiền từ 3 đến 4 giờ mỗi ngày
  • Tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê..
  • Hạn chế việc hoạt động chân tay nặng, té ngã trong quá trình đi lại.
  • Thường xuyên trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh và các phương thuốc đang sử dụng
  • Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ và điều trị loãng xương theo chỉ định của bác sĩ
  • Tham khảo một số bài thuốc điều trị loãng xương bằng đông y
  • Không được thức khuya, dậy sớm đúng giờ để tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng
  • Tinh thần lạc quan, vui vẻ mỗi ngày sẽ có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh loãng xương

>>> Xem thêm: Bệnh loãng xương nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Bên cạnh những phương pháp trên đây, bạn có thể sử dụng máy massage toàn thân để cải thiện tình trạng xương khớp. Thường xuyên massage với máy sẽ giảm đau nhức xương khớp do loãng xương gây ra. Đồng thời, máy sẽ kích thích huyệt đạo, thúc đẩy lưu thông, tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức khỏe toàn cơ thể.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp ích cho bạn phòng tránh bệnh loãng xương. Ngay từ hôm nay, hãy rèn luyện và chăm sóc sức khỏe một cách đều đặn để xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe nhất bạn nhé.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (3)

bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương hay bệnh loãng xương là một triệu chứng liên quan đến bệnh cơ xương khớp, thường được gọi với cái tên là xương xốp hay giòn xương. Là hiện tượng xương khớp dần bị mỏng đi và mật độ chất dinh dưỡng bên trong ngày càng bị mất đi dần, chính vì điều này mà khiến xương dễ bị tổn thương hơn sau va đập, xương lúc này dễ bị giòn hơn và dễ gãy dù có va đập nhẹ.
Nguyên nhân bệnh loãng xương?
Một vài nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương như sau:
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
  • Lười vận động, sinh hoạt không đúng giờ giấc
  • Lao động chân tay nặng, thường xuyên bế vác đồ nặng
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn ở nam giới
  • Khi còn trẻ không cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể  thiếu canxi và phosphate, khi về già kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe, lão hóa, quá trình tái tạo xương bị giảm sút kéo theo quá trình phá hủy xương tăng lên và diễn ra nhanh hơn, khiến cho mật độ xương lúc này bị giảm đi, xương dễ bị giòn đi và yếu hơn, không còn độ đàn hồi và dễ bị gãy hơn.
Triệu chứng bệnh loãng xương như thế nào?
Tình trạng xương bị mất đi hay còn gọi là mật độ xương bị giảm sút do bệnh loãng xương gây nên thường không có biểu hiện và triệu chứng rõ ràng. Lúc này người bị bệnh thường sẽ không phát hiện ra được, chỉ đến khi gặp những vấn đề về chấn thương, va đập nhẹ khiến xương dễ bị gãy thì mới biết. Một vài triệu chứng cụ thể mà bạn nên đọc để biết mình có đang bị loãng xương hay không: đầu xương bị đau nhức, đau ở phần thắt lưng...
Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.