Tràn dịch khớp gối không chỉ gây đau nhức mà còn hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng nguy hiểm thành dính khớp, teo cơ, thậm chí là tàn phế. Việc tìm hiểu nguyên nhân, các triệu chứng và phương pháp điều trị sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Tràn dịch khớp cổ chân là bệnh gì?

Tràn dịch khớp gối do nguyên nhân nào?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch khớp ở gối tăng bất thường hoặc có thể mưng mủ sau khi vị va đập mạnh. Hiện tượng này khiến người bệnh gặp đau đớn, vận động khó khăn, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Những nguyên nhân dẫn đến tràn dịch ở khớp gối có thể kể đến như:

Do khớp gối bị tổn thương vì chấn thương

Khớp gối bị va đập mạnh do tai nạn, ngã, lao động nặng, hoạt động thể thao quá mức. Điều này khiến cho sụn khớp bị tổn thương, rách sụn chêm khớp gối, giãn quá mức hoặc đứt các dây chằng khớp gối,… đều có thể là nguyên nhân. Khi bị chấn thương, dịch khớp hình thành và tích tụ ngày càng nhiều, dẫn đến tràn dịch khớp gối.

Cách điều trị được nhiều người lựa chọn đó là chọc hút dịch khớp. Tuy nhiên, việc chọc hút quá nhiều lần dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn cao, phá hủy khớp, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Tran Dich Khop Goi
Trần dịch khớp ở gối thường do những chấn thương vùng khớp gối

Do tuổi tác

Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh tràn dịch khớp gối. Tuổi tác cao gây ra quá trình lão hóa khớp tự nhiên của cơ thể, dẫn đến tràn dịch dù có xảy ra va đập ở đầu gối hay không. Đặc biệt là những người bị gout, nhiễm trùng khớp, rối loạn đông máu hoặc thoái hóa xương, nguy cơ bị tràn dịch khớp gối rất cao.

Do người bệnh bị nhiễm khuẩn

Bên cạnh những tác động va chạm, các loại virus, vi khuẩn cũng có thể tấn công cơ thể và gây ra tình trạng tràn dịch khớp. Người bệnh bị nhiễm khuẩn như khuẩn lao, vảy nến kéo dài không tránh khỏi vùng khớp bị ảnh hưởng và sức đề kháng cũng suy yếu. Lúc này cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi những tác nhân có hại ngoài môi trường.

Do thừa cân béo phì

Những người thừa cân, béo phì, phần sụn khớp gối của họ phải chịu nhiều áp lực cơ thể hơn cả. Lâu ngày, tình trạng này sẽ dẫn đến những tổn thương sụn và tràn dịch khớp gối. Do đó, bạn nên kiểm soát cân nặng của mình để tránh tình trạng nhức mỏi khớp gối khi di chuyển vận động nhé.

thừa cân
Những người thừa cân dễ mắc tràn dịch khớp tại đầu gối

Triệu chứng tràn dịch khớp gối thường gặp

Không giống như nhiều bệnh về khớp khác, bệnh tràn dịch khớp gối được nhận diện dễ dàng qua các biểu hiện bên ngoài. Chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện bệnh thông qua triệu chứng điển hình như:

  • Sưng khớp: Khớp đầu gối trở nên căng và phòng to do dịch tích tụ dẫn đến phù nề, sưng phồng.
  • Đau nhức: Vùng khớp cảm nhận được đau đớn và nặng nề. Cơn đau có thể xuất hiện vài chục phút đến vài giờ, thậm chí vài ngày và dữ dội hơn khi di chuyển.
  • Nóng đỏ khớp: Vùng da xung quanh khớp gối đỏ lên và sờ vào thấy nóng hơn các vùng da khác.
  • Chuyển động khó khăn: Khó co duỗi chân, leo cầu thang, di chuyển,…

Phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối

Tràn dịch tại khớp gối mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu người bệnh chủ quan thì rất dễ nhiễm trùng khớp. Thậm chí dẫn đến phá hủy khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của quãng đời còn lại. Dưới đây là những phương pháp điều trị tràn dịch khớp hiệu quả để người bệnh tham khảo:

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định một trong các loại thuốc hoặc sử dụng kết hợp:

  • Thuốc giảm đau thông thường như: Ibuprofen, Tylenol, Aspirin,, meloxicam,… giúp kiểm soát cơn đau và giảm sưng vùng khớp đầu gối.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Có khả năng chống viêm thường dùng cho những người bệnh gặp chấn thương.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho người bệnh bị tràn dịch do nhiễm trùng, giúp ngăn chặn tình trạng viêm khớp, sưng khớp.
  • Thuốc Corticosteroid: Thông qua tiêm vào khớp gối để giảm viêm, ngăn chặn áp lực tạm thời lên khớp gối.
Thuoc Nhuan Trang
Sử dụng các thuộc thuốc tây theo chỉ định giúp người bệnh giảm sưng đau hiệu quả

Lưu ý sử dụng các loại thuốc tây có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn nên người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và không lạm dụng.

Đối với tình trạng tràn dịch khớp mức độ nhẹ, bệnh nhân không cần sử dụng thuốc mà có thể thay thế bằng cách chườm lạnh giảm đau hoặc băng ép giúp hạn chế những tác dụng phụ với cơ thể.

>>> Xem thêm:

Phương pháp điều trị xâm lấn

Can thiệp xâm lấn bằng cách chọc hút lượng dịch khớp tràn ra ngoài có thể giảm nhanh triệu chứng đau nhức ở người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường được chỉ định tiêm corticoid để điều trị. Để điều trị chuyên sâu hơn, các bác sĩ sẽ nội soi khớp và đưa ra giải pháp nếu xuất hiện tổn thương về sụn, khớp hoặc dây chằng.

Tuy nhiên, phương pháp chọc hút dịch khớp thực hiện nhiều lần có thể dẫn đến viêm hoặc nhiễm khuẩn nên bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Đối với trường hợp tràn dịch khớp gối nặng, không thể áp dụng các cách điều trị kể trên thì cần tiến hành phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, nếu người bệnh chăm sóc chu đáo, kết hợp vật lý trị liệu thì sẽ hồi phục nhanh chóng và vận động như bình thường.

Tran Dich Khop Goi 1
Chọc hút dịch khớp là phương pháp điều trị tràn dịch khớp phổ biến

Cách phòng ngừa tràn dịch tại khớp gối

Để giảm thiểu nguy cơ tích tụ dịch khớp ở đầu gối, chúng ta nên bảo vệ hệ xương khớp ngay từ khi còn trẻ và ngăn ngừa các yếu tố gây tổn thương đến khớp gối bằng cách:

  • Kiểm soát cân nặng hợp lý, thường xuyên vận động để hệ xương khớp linh hoạt hơn.
  • Khởi động kỹ trước khi tham gia bất kỳ môn thể thao nào và không vận động quá sức.
  • Có thể dùng đệm gối bảo vệ đầu gối khi chơi thể thao và thư giãn khớp sau khi kết thúc.
  • Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin, canxi, kali, magie trong bữa ăn hàng ngày để hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Ưu tiên tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,…
  • Tránh mang vác vật nặng, co duỗi chân đột ngột, chạy trên đường gồ ghề,…

>>> Giải đáp: Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?

>>> Đọc thêm: Tràn dịch khớp gối nên ăn gì và tránh ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Tràn dịch khớp gối có thể xảy ra dễ dàng nếu khớp bị tổn thương khi chúng ta hoạt động sai cách. Qua những thông tin bài viết cung cấp, hy vọng bạn đã nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng tràn dịch khớp gối và từ đó điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo tính năng của các dòng máy massage chân, máy massage cầm tay. Đây là những thiết bị hiện đại hỗ trợ chăm sóc đôi chân, hệ xương khớp luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chúng cũng thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng tránh bệnh tật hiệu quả.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)