Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý về tiêu hóa khá phổ biến và đang gia tăng đáng lo ngại tại nước ta. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị. Bệnh cạnh việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh để giúp cho quá trình điều trị hiệu quả và giảm được một số triệu chứng. Vậy viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì, mời bạn cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây!

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Trước khi tìm hiểu về viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, bạn cần hiểu sơ qua về căn bệnh này. Theo chuyên gia, viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý có thể làm tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, ở Việt Nam tỷ lệ dân số có nguy cơ mắc căn bệnh này lên tới 70%. 

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nhanh chóng khỏi hẳn, nhưng trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. 

>>> Xem thêm: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị – Phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Viem Loet Da Day Ta Trang Nen An Gi2 Min
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Người bệnh bị viêm loét dạ dày cần tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạch dạ dày, các thực phẩm giúp chữa lành vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin cùng khoáng chất. 

Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhất định phải bổ sung:

Chuối

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Thực phẩm đầu tiên người bệnh nhất định không được bỏ qua chính là chuối. Được các chuyên gia chứng minh với khả năng trung hòa nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm, đặc biệt còn được đứng đầu trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày. 

Hơn nữa, loại quả này có chứa lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, hàm lượng kali cao giúp bù đắp lượng thiếu hụt nếu người bệnh gặp tình trạng tiêu chảy hoặc nôn nói. Ngoài ra, thành phần chất xơ hòa tan pectin trong chuối cũng rất có lợi cho người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón. 

Đậu bắp

Ngoài chuối, đậu bắp cũng là một thực phẩm rất có lợi cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Trong đậu bắp chứa nhiều vitamin B, vitamin C, vitamin E cùng nhiều dưỡng chất khác, nhưng đặc biệt nhất phải kể đến chất nhầy, là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này đều có tác dụng bảo vệ cho niêm mạch dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét.

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Đậu bắp là thực phẩm không thế thiếu
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Đậu bắp là thực phẩm không thế thiếu

Cơm

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Trong bữa ăn hàng ngày, cơm là món ăn không thể thiếu đối với mọi người và người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng vậy. Chúng vừa mềm, dễ tiêu hóa và không kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn. Đặc biệt là có tác dụng giảm đau dạ dày, có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày và giảm nguy cơ tiêu chảy cho người bệnh. 

Cháo, khoai, bánh mì, xôi, bánh chưng,… cũng có tác dụng tương tự như cơm. Cần chú ý các thực phẩm thô chưa tinh chế như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu,…. giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, mặc dù rất có lợi cho sức khỏe nhưng lại khó tiêu hóa đối với người bệnh. Ngoài ra, khi dùng bánh mì người bệnh cần tránh ăn cùng với bơ và mứt cho đến khi dạ dày khỏe mạnh hơn

Canh

Canh hoặc súp là thực phẩm đã được nấu chín, rất mềm và không gây áp lực nên hệ tiêu hóa. Đồng thời, lượng nước nhiều khi bổ sung từ canh sẽ giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày, từ đó người bệnh có thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn. 

Trà thảo dược

Đa số các loại trà thảo dược không chứa caffeine có thể giúp điều hòa hệ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng khó chịu, đầy bụng. Đặc biệt là loại trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng cải thiện viêm nhiễm. 

Người bệnh uống trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc sẽ giúp cải thiện viêm nhiễm
Người bệnh uống trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc sẽ giúp cải thiện viêm nhiễm

Sữa chua

Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, có nên ăn sữa chua không? Trong sữa chua chứa nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy có nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng sữa chua cho người bị đau dạ dày, nhưng thực tế khoa học đã chứng minh sữa chua không béo có thể giúp ích trong đa số trường hợp, làm lớp đệm trên niêm mạch và giảm kích thích dạ dày. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên bắt đầu với lượng ít và theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn để điều chỉnh dần. 

Nước dừa

Nhờ chứa nhiều chất điện giải natri, kali, canxi, nước dừa có thể bổ sung cho cơ thể các thiết hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói. 

Mật ong cùng với nghệ

Mật ong cùng với nghệ là một bài thuốc nổi tiếng trong đông y có thể hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Trong đó, nghệ có tác dụng chống viêm, kiểm soát độ acid của dịch vị, giảm tiết dịch vị, còn mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày. 

Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể bổ sung mật ong cùng với nghệ
Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể bổ sung mật ong cùng với nghệ

>>> Xem thêm: Đu đủ đực ngâm mật ong – Bài thuốc chữa ho và viêm loét dạ dày

Nước ép táo

Nước ép táo vừa thơm ngon, vừa dễ tiêu hóa, vừa giàu giá trị dinh dưỡng mà người bệnh nào cũng nên bổ sung. Trong đó phải kể đến thành phần chất xơ hòa tan pectin có thể thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, làm giảm tình trạng táo bón và tiêu chảy.

Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất 

Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn? Ngoài những thực phẩm trên, các thực phẩm giàu dinh dưỡng như vitamin A, B, D, K canxi, kẽm, sắt, acid folic, magie cũng cần được tăng cường trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém khi bị bệnh. Các dưỡng chất này đều có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm….

Viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn gì?

Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh xa một số loại thực phẩm có hại như:

Thực phẩm làm tăng acid dạ dày

  • Các loại trái cây chua như cam, quýt, khế, xoài, chanh,… 
  • Thực phẩm chua như mẻ, dấm,…

Thực phẩm làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày

  • Rượu, bia, trà đặc, cà phê,…
  • Các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây,…. 
  • Các loại gia vị cay nóng như tiêu, gừng khô, ớt,… 
  • Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có chất bảo quản.
  • Các thức ăn như sụn, tôm cua, cổ cánh, xương băm nhỏ, vịt, chân gà,…
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn đồ cay nóng
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn đồ cay nóng

Thực phẩm sinh hơi, gây chướng bụng

  • Giá đỗ, hành hẹ, cần tây, dưa cà muối,…
  • Các loại nước ngọt, nước trái cây có chứa ga,…

Hướng dẫn ăn uống đúng cách cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng 

  • Thức ăn nên được thái nhỏ, nấu chín kỹ. Thức ăn chín mềm sẽ giúp dạ dày của người bệnh dễ tiêu hóa dễ hấp thụ hơn. 
  • Tuân thủ theo nguyên tắc “ăn chậm nhai kỹ”, tránh vừa ăn vừa đọc sách, xem báo, xem phim,… việc này sẽ giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hóa dễ dàng hơn. 
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn, giúp trung hòa được acid. 
  • Không nên để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn khiến người bệnh đau, thậm chí là chảy máu. Bên cạnh đó cũng không nên ăn quá no khiến dạ dày căng to, co bóp ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát gây đau. 
  • Không nên ăn quá đặc, việc này sẽ khiến dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn. Việc ăn quá lỏng và quá nhiều nước cũng không nên bởi chúng có thể làm loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa. 
  • Tránh ăn thức ăn khi quá nóng hoặc quá lạnh, điều này sẽ làm cho dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Nên ăn thức ăn với nhiệt độ khoảng 40 – 50 độ C là tốt nhất. 
Mẹo ăn uống đúng cách cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Mẹo ăn uống đúng cách cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Có thể thấy, tầm quan trọng của chế độ ăn uống phù hợp trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được cơn đau và cải thiện tình trạng tiêu hóa, dinh dưỡng. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và không nên ăn gì để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. 

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)