Vôi hoá cột sống là bệnh lý phổ biến, thường xảy ra ở những cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hoá. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các di chứng nặng nề như chèn cho cơ thể như: ép rễ thần kinh, hẹp ống tủy,… Vậy thực tế vôi hoá cột sống là bệnh lý như thế nào? Cách điều trị chứng bệnh này ra sao? Cùng GDV Sport tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Vôi hoá cột sống là gì?
Vôi hóa cột sống là hiện tượng lão hóa tự nhiên theo thời gian, thường đi kèm với các yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do nhiễm trùng, dây chằng vùng cột sống bị quá tải do việc nặng hay do sai tư thế. Có thể bị vôi hóa cột sống cổ và vôi hóa cột sống lưng/thắt lưng.
Bệnh vôi hóa cột sống có rất nhiều nét tương đồng với gai cột sống. Chính vì vậy để có được cách điều trị bệnh hiệu quả nhất, bạn cần kịp thời theo dõi và gặp bác sĩ để có được phác đồ thích hợp.
Xem thêm: Người bị gai cột sống nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh
Nguyên nhân gây ra vôi hoá cột sống
Vôi hóa cột sống là bệnh lý xương khớp thuộc nhóm thoái hóa cột sống, do đó nguyên nhân của nó sẽ có nhiều điểm tương đồng với các bệnh lý này. Để điều trị triệt để bệnh, không để lại biến chứng thì người bệnh cần xác định được nguyên nhân cụ thể gây vôi hóa.
Một số yếu tố nguy cơ cần cảnh giác như sau:
- Ảnh hưởng của tuổi tác: Tuổi cao dẫn đến quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra khiến cơ thể suy yếu dần và các hoạt động của xương khớp cũng kém hơn. Khi đó, người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh xương khớp và gặp phải những tổn thương do tác động từ bên ngoài.
- Ảnh hưởng giới tính: Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh này ở nam giới thường sẽ cao hơn. Nguyên nhân là do tính chất công việc của nam giới thường có phần nặng hơn, họ phải bê vác và hoạt động mạnh nhiều. Ở nữ giới thì bệnh thường sẽ gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh.
- Chấn thương: Bệnh vôi hóa cột sống có thể là biến chứng của các chấn thương không mong muốn. Chấn thương này sẽ gặp phải trong quá trình chơi thể thao, tham gia giao thông hoặc ngay cả trong quá trình làm việc.
- Ảnh hưởng của cân nặng: Thừa cân, béo phì gây áp lực lên các đốt sống thắt lưng và đốt sống cổ. Nếu không có biện pháp giảm cân phù hợp, bạn sẽ khiến cột sống bị tổn thương và gây vôi hóa nguy hiểm.
- Tình trạng lắng đọng canxi: Lượng canxi lắng đọng tại dây chằng và đốt sống sẽ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp (trong đó có bệnh lý vôi hóa cột sống).
- Thói quen sinh hoạt: Đây là một trong những nguyên nhân tác động lớn đến các bệnh lý xương khớp ở người bệnh. Ngồi nhiều, lười vận động hay giữ nguyên một tư thế quá lâu,… cũng là những thói quen xấu gây tăng nguy cơ mắc bệnh vôi hóa cột sống. Nếu muốn trị dứt điểm bệnh lý này, người bệnh cần thay đổi các thói quen này
- Chế độ ăn uống: Ăn uống thiếu chất là một trong những nguyên nhân cần chú ý bởi nó sẽ làm tăng nguy cơ gây các bệnh lý về xương khớp
Ngoài các nguyên nhân chính trên, người bệnh còn có thể mắc bệnh do nhiễm trùng, rối loạn tuần hoàn máu, yếu tố di truyền,… Từ những nguyên nhân trên, bạn có thể xác định được chính xác nhóm đối tượng nguy cơ mắc bệnh là: Người già, người thừa cân, béo phì, người làm các công việc liên quan nhiều đến thể lực, yếu tố di truyền, dân văn phòng (người ngồi nhiều, ít vận động),….
Triệu chứng thường gặp khi bị vôi hoá cột sống
Vôi hóa cột sống thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi các mảng cứng to lên và chèn ép lên các dây thần kinh, người bệnh sẽ có thể bắt đầu cảm thấy đau nhức và khó chịu tại vùng lưng. Các triệu chứng phổ biến của vôi hóa cột sống gồm:
- Cảm giác đau nhức, nặng nề ở vùng cột sống vôi hoá. Trong đó thường gặp tại vùng cổ và vùng cột sống lưng. Cảm giác đau mỏi sẽ thường xuất hiện khi người bệnh phải duy trì ở một tư thế quá lâu hoặc phải mang vác nặng. Tình trạng này sẽ kéo trong vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần.
- Tê bì chân tay là một biến chứng thường gặp do vôi hoá cột sống chèn ép lên dây thần kinh. Người bệnh có cảm giác châm chích, khó chịu và nóng rát ở các vùng đầu chi.
- Yếu cơ các chi, thậm chí bị rối loạn đại tiểu tiện, là các triệu chứng do thần kinh chèn ép nếu vôi hóa mức độ nặng và gây hẹp ống sống
- Ngoài ra, một số trường hợp vôi hoá cột sống cổ biến chứng còn chèn ép vào hệ mạch đốt sống cổ – là nguồn cấp máu cho não và có thể gây ra triệu chứng thiếu máu não như: chóng mặt, ù tai, hoa mắt, suy giảm trí nhớ…
Những biến chứng nguy hiểm của vôi hoá cột sống
Cột sống là nơi phải chịu đựng trọng lượng cơ thể nhiều nhất. Bất cứ sự tổn thương và biến đổi ở đốt sống nào cũng đều có khả năng gây vôi hoá cột sống. Tình trạng này nếu để lâu sẽ khiến gây ra bất tiện trong sinh hoạt. Bạn cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm:
- Thoát vị đĩa đệm: Đây được coi là biến chứng thường gặp ở người bệnh. Đĩa đệm giữa hai đốt sống lúc này sẽ bị bào mòn và gây thoát vĩ đĩa đệm.
- Cong vẹo cột sống hoặc biến dạng khớp xương: Biến chứng này thường gặp nếu mắc bệnh cột sống vôi hóa kèm theo chứng xẹp đốt sống và thoát vị đĩa đệm.
- Tuỷ sống bị thu hẹp: Sự chèn ép đến từ các gai xương khiến không gian trong tuỷ sống dẫn thu hẹp theo thời gian.
- Tăng nguy cơ rối loạn tiền đình: Những triệu chứng của rối loạn tiền đình bao gồm chóng mặt, hoa mắt, ù tai và trí nhớ suy giảm đáng kể. Đây được xem là biến chứng phổ biến vì các đốt sống cổ là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng.
- Thiếu năng hệ động mạch đốt sống phân liệt: Các mạch đốt sống cổ bị gai cột sống chèn ép, gây hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi và trí nhớ bị suy giảm.
- Rễ thần kinh bị chèn ép: Tình trạng bệnh này khiến cho dây thần kinh gián đoạn hoạt động truyền dẫn thông tin đến não. Đáng chú ý là nhiều người còn bị bại liệt một hoặc cả hai tay, cảm giác tứ chi rối loạn.
Phương pháp chẩn đoán vôi hoá cột sống
Chẩn đoán tình trạng bệnh có vai trò vô cùng quan trọng, điều này giúp bác sĩ nhận biết được nguyên nhân gây bệnh để có được phương pháp điều trị thích hợp. Những phương pháp thường dùng gồm:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng bất thường của bệnh nhân như đau nhức vùng thắt lưng, tay chân và vùng hông hay mỏi vai.
- Chụp X – quang để dễ dàng quan sát những tổn thương tại cột sống.
- Chụp CT để biết mức độ nghiêm trọng của bệnh và những biến chứng của bệnh (nếu có).
- Chụp MRI xác định vị trí chính xác vùng đốt sống bị biến đổi.
Cách điều trị khi mắc bệnh vôi hoá cột sống
Tuỳ theo mức độ nặng của bệnh mà bệnh nhân sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh vôi hoá cột sống ở nước ta hiện nay:
- Uống thuốc trị vôi hóa cột sống: Các nhóm thuốc Tây y sẽ có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh. Nhóm thuốc này có tác dụng tương đối nhanh và sẽ hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý xương khớp lây lan. Tuy nhiên, dùng thuốc trong thời gian dài thường có nguy cơ gây tác dụng phụ.
- Vật lý trị liệu: là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay bởi độ an toàn, giảm đau và phục hồi các chức năng cột sống tốt. Một số các bài tập thường dùng trong y khoa như châm cứu, bấm huyệt, kéo dãn đốt sống cổ, dùng máy xung điện với bước sóng ngắn, chiếu các tia hồng ngoại,…
- Điều trị phẫu thuật: được chỉ định trong trường hợp nặng có biến chứng chèn ép tuỷ. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến đó là mổ mở và mổ nội soi. Lựa chọn phương pháp nào sẽ là do bác sĩ chuyên khoa chỉ định tùy mức độ bệnh, điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất của bệnh viện để lựa chọn phương pháp phù hợp.
Biện pháp phòng ngừa vôi hoá cột sống
Bệnh vôi hóa cột sống là bệnh lý khó để điều trị dứt điểm và chỉ có thể áp dụng các biện pháp cải thiện triệu chứng. Do đó, thực hiện biện pháp phòng ngừa bệnh lý này là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể, bạn cần chú ý:
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, tránh tình trạng thừa cân. Bởi béo phì sẽ là một trong những nguyên nhân gây vôi hóa cột sống, làm tăng áp lực lên cột sống và khớp xương.
- Nên ăn uống cân bằng, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo, muối, đường, cà phê, rượu, bia… Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây cùng các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie, kẽm… để nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho xương, khớp.
- Tập luyện các môn thể thao vừa sức như bơi lội, yoga, thể dục nhịp điệu, đi bộ,… để tăng cường sức khỏe, cải thiện tuần hoàn máu cũng như giúp cột sống linh hoạt và giảm đau nhức.
- Tránh thực hiện một tư thế trong thời gian dài như ngồi lâu, mang vác nặng với sức, đứng quá lâu,…Ngoài ra bạn nên tránh những tổn thương gây ra trên cột sống khi đi làm.
- Không lạm dụng thuốc, vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Theo dõi và điều trị các vấn đề liên quan đến cột sống ngay khi chúng xuất hiện.
- Khám định kỳ để phát hiện sớm những bất thường trong cột sống để có hướng điều trị phù hợp.
Bệnh vôi hóa cột sống là bệnh lý xương khớp gây nhiều biểu hiện đvà tiềm ẩn nguy cơ biến chứng ở người mắc. Để điều trị triệt để, người bệnh nên chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế phù hợp. Chú ý trong chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để ngăn ngừa bệnh lý xương khớp này không diễn tiến nặng hơn.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn