Theo thống kê của Hiệp hội Loãng xương quốc tế, trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương và con số này vẫn đang tiếp tục tăng. Bệnh này nếu không được quan tâm sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm và chi phí điều trị không hề nhỏ. Vậy cách điều trị bệnh loãng xương nào là an toàn, hiệu quả, ít tốn kém nhất. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

>>> Xem thêm: Bệnh loãng xương nên ăn gì, kiêng ăn gì

Bệnh loãng xương có chữa được không?

Loãng xương là “sát thủ âm thầm” tấn công cơ thể và đa số người bệnh chỉ phát hiện ra khi đã bị loãng xương hoặc gãy xương. Vì thế, hầu hết người bệnh khó có thể khỏi hoàn toàn mà chỉ thực hiện cách điều trị bệnh loãng xương ngăn chặn, giảm thiểu các triệu chứng. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa và phát hiện những dấu hiệu loãng xương từ sớm vô cùng cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Tình trạng loãng xương xuất hiện khi quá trình chuyển hóa xương bị rối loạn, dẫn đến suy giảm cả về chất lượng và khối lượng của xương. Cấu trúc xương của người bệnh trở nên giòn, rất dễ gãy dù chỉ gặp những chấn thương nhẹ. Kèm theo đó là nhiều triệu chứng như đau nhức, tê mỏi chân tay, thoái hóa khớp, ê buốt, suy thận, thậm chí là tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, teo cơ, bại liệt và tàn tật.

Screenshot 1
Bệnh loãng xương rất khó điêu trị và có thể dẫn đến nhiều biến chứng

Mục tiêu của những cách điều trị bệnh loãng xương là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, các cách điều trị bệnh loãng xương hiện nay tập trung vào mục tiêu ngăn chặn, phòng ngừa nguy cơ gãy xương. Mục tiêu điều trị được thực hiện bằng 3 cách như sau:

  • Phục hồi cấu trúc xương bị loãng và độ khoáng hóa của xương.
  • Tăng cường khối lượng xương của người bệnh.
  • Ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng mất xương tiếp tục diễn biến.

Cách điều trị bệnh loãng xương

Sau khi thăm khám, tùy vào mức độ loãng xương và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Đa số các trường hợp có thể áp dụng kết hợp các phương pháp để nâng cao hiệu quả. Bạn có thể tham khảo những cách điều trị bệnh loãng xương dưới đây:

Cách điều trị bệnh không dùng thuốc

Việc thực hiện một chế độ ăn uống khoa học cũng là cách điều trị bệnh loãng xương, ngăn chặn mất xương trầm trọng hơn. Người bệnh cần tăng cường bổ sung vitamin D, canxi và nhiều khoáng chất khác để xương khớp chắc khỏe.

Tránh xa những thực phẩm có hại như: rượu bia, cà phê, thuốc lá, chất kích thích,… Đặc biệt lưu ý khi sử dụng những loại thuốc có chứa corticoid bởi chúng có thể làm tình trạng bệnh ngày càng tệ hơn.

cách điều trị bệnh loãng xương bằng chế độ dinh dưỡng
Người mắc bệnh loãng xương có thể điều trị bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống

Cách điều trị bệnh loãng xương không dùng thuốc cần kết hợp chế độ dinh dưỡng với lối sống lành mạnh. Trong đó, việc luyện tập thể thao với cường độ vừa phải không chỉ tăng cường thể chất mà còn thúc đẩy tái tạo xương và ngăn chặn các nguy cơ tổn thương xương.

Người bệnh loãng xương có thể tham gia các bộ môn như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội,… Hoặc rèn luyện sức mạnh cơ bắp với những bài tập như tập kháng lực, nâng đỡ vật nặng tùy theo khả năng,… Tuy nhiên cần điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn 5 bài tập thể dục tốt cho xương khớp

Cách điều trị loãng xương bằng thuốc

Với cách điều trị loãng xương này, các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh sau quá trình sử dụng các loại thuốc được bác sĩ chỉ định. Mỗi ngày, người bệnh cần bổ sung lượng canxi đủ 1000-1200mg và lượng vitamin D cần thiết khoảng 800 – 1.000 IU/ ngày. 

Bên cạnh đó, cần sử dụng thêm một số loại thuốc tác dụng điều trị loãng xương và thuốc chống hủy xương như:

  • Strontium ranelate (Protelos): thuốc tăng cường chất lượng xương, tạo xương, ức chế hủy xương. Dùng với liều lượng khoảng 2g/ngày nhưng đến nay nhóm thuốc này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi bởi chúng gây nhiều tác dụng phụ đến hệ tim mạch.
  • Deca-Durabolin và Durabolin: nhóm thuốc tăng quá trình đồng hóa.
  • Alendronate:  Fosamax 5600 (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 5.600IU) hoặc Fosamax plus (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 2.800IU): 1 viên/tuần. giúp chống hủy xương.
  • Zoledronic acid (Aclasta 5mg/100ml): truyền theo tĩnh mạch với liều lượng 5mg/100ml. Tuy nhiên thuốc này không dùng cho người bệnh bị suy thận và rối loạn nhịp tim.
  • Calcitonin: dùng trong trường hợp người bệnh bị gãy xương hoặc xuất hiện các cơn đau do loãng xương với liều lượng 50 – 100IU/ ngày. Sử dụng kết hợp với thuốc nhóm bisphosphonat – thuốc này có thể dùng phòng ngừa cho trường hợp có nguy cơ mắc loãng xương.
  • Chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERM), Raloxifene (Evista): dùng đối với phụ nữ sau mãn kinh mắc chứng loãng xương, với liều lượng 60mg/ ngày.
Thuoc Tay Tri Mat Ngu
Sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ là cách điều trị bệnh loãng xương nhanh chóng

Để thực hiện cách điều trị bệnh loãng xương với thuốc Tây, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không tự ý sử dụng vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị các biến chứng của bệnh

Cách điều trị bệnh loãng xương không được thực hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: đau đớn, tê cứng, thoái hóa khớp hoặc gãy xương tùy vào mức độ tình trạng. Nếu chẳng may xuất hiện những biến chứng loãng xương này cần sử dụng những phương pháp khác nhau như:

  • Giảm đau: điều trị dựa trên cơ sở bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế thế giới và kết hợp Calcitonin. 
  • Điều trị gãy xương: người bệnh bị gãy xương cần điều trị bằng phương pháp đeo nẹp, bơm xi măng vào thân đốt sống hoặc thay đốt sống nhân tạo, thay khớp, thay xương khi cần thiết.

Phác đồ điều trị lâu dài

Ngoài những cách điều trị bệnh loãng xương kể trên thì để đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần thực hiện quá trình điều trị lâu dài như:

  • Theo dõi sức khỏe xương và tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.
  • Đo mật độ xương định kỳ theo thời gian từ 1 – 2 năm để đánh giá hiệu quả điều trị cũng như kịp thời giải quyết những diễn biến xấu.
  • Cách điều trị bệnh loãng xương kéo dài trong thời gian 3 – 5 năm. Sau thời gian đó cần kiểm tra và đánh giá lại số lượng, chất lượng xương để đưa ra phương hướng điều trị tiếp theo.
Loang Xuong O Nguoi Tre 3 Min
Người bệnh cần thực hiện điều trị lâu dài để đạt được kết quả tốt nhất cũng như phòng tránh biến chứng

>>> Đọc thêm: Phương pháp điều trị bệnh loãng xương bằng đông y

Cách phòng ngừa bệnh loãng xương

Loãng xương là một căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa chúng nhờ vào những thói quen lành mạnh như:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D và canxi. Mức canxi tiêu thụ khuyến nghị là 1000 – 1500mg/ngày và 800-1000 IU vitamin D/ngày. Đồng thời cần uống đầy đủ nước để tăng cường quá trình hấp thụ, trao đổi các chất dinh dưỡng này.
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Tắm nắng vào thời gian 8-9h sáng kích thích sản xuất vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi thuận lợi. 
  • Bảo vệ sức khỏe xương khớp, phòng tránh té ngã bằng cách mang giày dép chống trượt, lắp đặt thảm chống trượt trong nhà, sử dụng thiết bị đi lại nếu cầu thiết, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng,…
  • Tập thể dục thể thao đúng cách giúp tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của xương khớp.
Bà Bầu đi Bộ
Vận động cơ thể đúng cách giúp phòng chống bệnh loãng xương ngay từ sớm
  • Không sử dụng thuốc lá rượu bia, chất kính thích vì đây là những yếu tố tăng tỷ lệ mất xương.
  • Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng các loại thuốc điều trị những bệnh lý khác, đặc biệt là thuốc làm tăng nguy cơ loãng xương như corticoid.
  • Chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo loãng xương như đau nhức xương khớp, tê cứng chân tay, giảm chiều cao, lún đốt sống,… 
  • Kiểm tra sức khỏe xương định kỳ, đặc biệt là đối với phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi để nhận biết sớm các dấu hiệu loãng xương.

Hy vọng với những cách điều trị bệnh loãng xương chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đọc đã có thể định hướng cho mình một phương pháp đẩy cải thiện bệnh phù hợp. Quá trình điều trị loãng xương tương đối lâu dài nên người bệnh hãy chuẩn bị một tâm lý thoải mái để đẩy lùi bệnh tật nhé.

Bên cạnh đó, bệnh loãng xương rất nguy hiểm nên việc phòng ngừa chúng ngay từ sớm cũng cần được quan tâm hàng đầu. Trong những cách chăm sóc, cải thiện sức khỏe hệ xương khớp hiện nay, việc sử dụng ghế massage, máy massage chân là một lựa chọn rất phổ biến bởi những tác dụng tuyệt vời như tăng cường độ linh hoạt của xương khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất dinh dưỡng, giảm đau mỏi nhanh chóng,…

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)