Vảy nến là một bệnh ngoài da, chỉ gây ra những kích ứng nhỏ trên da nhưng có những trường hợp bệnh nặng đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vảy nến, những pháp điều trị và cách phòng tránh căn bệnh này nhé.

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính, xuất hiện nhiều mảng đỏ, ngứa ngáy, có vảy ở những vùng da hay bị ma sát như đầu gối, khuỷu tay, cổ, thân mình và da đầu. 

Vảy nến xuất hiện theo chu kỳ và bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Các đợt bùng phát bệnh có thể kéo dài khoảng vài tuần đến một tháng sau đó sẽ thuyên giảm trong một thời gian rồi lại tái phát.

Benh Vay Nen
Bệnh vảy nến hình thành nhiều mảng sần sủi

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

2.1. Do di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính mắc phải bệnh vảy nến là do di truyền từ bố mẹ và hệ miễn dịch cơ thể rối loạn do gen. Tuy nhiên không phải tất cả những người mắc bệnh vảy nến đều bị di truyền từ thành viên trong gia đình mà còn do nhiều nguyên nhân khác.

2.2. Do tác động bên ngoài

Những yếu tố bên ngoài làm khởi phát bệnh vảy nến hoặc làm bệnh nặng thêm như: chấn thương, nhiễm trùng da hay áp lực dẫn đến thần kinh căng thẳng lâu ngày cũng là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến.

2.3. Do dùng thuốc

Sử dụng một số loại thuốc chứa thành phần corticoid làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh vảy nến.

Những chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá khi nạp vào cơ thể cũng trở thành tác nhân gây bệnh.

Các loại vảy nến thường gặp

  • Vảy nến thể mảng là dạng thường gặp nhất hiện nay. Biểu hiện là các mảng da khô, đỏ, sần và có vảy bạc do bị tổn thương. Vùng da xuất hiện vảy nến thể mảng là ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu.
  • Vảy nến thể mủ là dạng mà người bệnh mọc lên mụn mủ trên mảng rộng, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
  • Vảy nến móng khiến móng tay và móng chân hình thành những đường lõm, thay đổi màu sắc hoặc hình dạng. Nghiêm trọng hơn là rụng móng, vỡ móng.
  • Vảy nến thể giọt do nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ em gây nên những tổn thương hình giọt, có vảy. Loại này thường xuất hiện ở vùng thân mình, cánh tay hoặc chân.
  • Vảy nến dạng đỏ toàn thân. Đây là loại ít gặp nhất, có thể xuất hiện phát ban đỏ, bong tróc da, ngứa ngáy hoặc nóng rát khó chịu trên toàn cơ thể.
Kiem Soat Benh Vay Nen Khi Troi Vao Dong 1
Bệnh vảy nến gây khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Nguy cơ khi bị vảy nến

Mặc dù là bệnh ngoài da nhưng bệnh vảy nến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và tiềm ẩn những nguy cơ dưới đây: 

4.1. Suy giảm hệ xương khớp

Người bị vảy nến thường bị sưng và đỏ ở các khớp ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, cột sống. Nhất là vào buổi sáng khi mới thức dậy, cơn đau xuất hiện gây ra mệt mỏi và làm trì trệ hoạt động của người bệnh.

Bệnh vảy nến diễn biến nguy hiểm hơn dẫn đến viêm cột sống, đau nhức xương chậu, và xuống cấp hoạt động dây chằng, khớp, gân ở cột sống.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh vảy nến có thể gây ra những cơn đau cột sống, đau nhức xương khớp, cản trở việc sinh hoạt của người bệnh. Máy massage chân là thiết bị cao cấp giúp bạn có thể giảm nhanh tình trạng đau nhức này và chăm sóc đôi chân cũng như toàn bộ cơ thể một cách tốt nhất. Cơ chế con lăn massage chuyên sâu của máy sẽ tác động vào huyệt đạo, kích thích và làm giảm nhanh cơn đau.

4.2. Suy giảm chức năng tim mạch

Bệnh vảy nến là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến xấu đến hệ thống tim mạch và tăng khả năng mắc bệnh huyết áp của con người. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ những người bị vảy nến mắc bệnh cao huyết áp rất lớn. Họ có thể lên cơn đau tim cao gấp 3 lần so với người bình thường. 

Thuốc sử dụng để điều trị vảy nến cũng kèm theo một số tác dụng phụ có hại cho tim mạch như tăng mỡ máu.

4.3. Suy giảm thị lực

Mắc bệnh vảy nến có thể gây ngứa mí mắt, khô rát và rối loạn chuyển động của đồng tử. Do đó tăng khả năng mắc bệnh viêm bờ mi, viêm kết mạc. Những chứng này vô cùng nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới suy giảm thị lực thậm chí là mù lòa.

>>> Xem thêm: Bệnh viêm khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cách phòng chống bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh mãn tính tuy nhiên vẫn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giảm nhẹ tình trạng bệnh.

Cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Trong đó quan trọng nhất là bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất và các axit béo tốt cho cơ thể như omega 3. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường hay các thức ăn sẵn để cơ thể không nạp vào những chất độc hại.

Trai Cay Bvkj
Bổ sung những thực phẩm lành mạnh cho cơ thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh vảy nến

Một số loại thuốc bôi thành phần dẫn xuất vitamin D3, corticosteroid, retinol,… có tác dụng ức chế bệnh vảy nến có thể dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ và kết hợp với các phương pháp điều trị khác của bác sĩ.

Đặc biệt, cần giữ độ ẩm cho da để phòng tránh mắc phải bệnh vảy nến. Dù là mùa hạ hay mùa đông hãy luôn giữ thói quan bôi kem dưỡng ẩm, ít nhất là một ngày 2 lần để có làn da khỏe đẹp nhé. Thêm vào đó, bạn đừng quên giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ để có thể loại bỏ vi khuẩn xâm nhập và cơ thể.

Xem thêm:

Tuần hoàn máu

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (3)

Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính với nhiều mảng đỏ ngứa ngáy xuất hiện trên da, nhất là những cùng da hay bị ma sát như đầu gối, khuỷu tay, cổ, thân, da đầu. Có thể xuất hiện vảy trên da.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến?
  • Do di truyền
  • Do tác động từ môi trường bên ngoài
  • Do sử dụng thuốc không đúng liều lượng
Biến chứng của bệnh vảy nến?
  • Suy giảm hệ cơ xương khớp
  • Suy giảm thị lực
  • Biến chứng của bệnh tim mạch
Bình luận (0 bình luận)