Chế độ ăn cho người tiểu đường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng và điều hòa lượng đường huyết, đảm bảo an toàn khi mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy chế độ ăn cho người tiểu đường là điều mà bất cứ bệnh nhân nào cũng cần nắm rõ để bảo vệ sức khỏe bản thân. Các bạn hãy cùng Gia dụng Việt tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Xem thêm >>>

Người bị tiểu đường nên ăn gì

Chất đạm

Chế độ ăn cho người tiểu đường với hàm lượng protein quá cao sẽ không tốt cho thận. Do đó lượng protein nên đạt 1 – 1,3g/kg/ngày đối với người lớn. Tuy nhiên, lượng đạm trong khẩu phần ăn của người mắc tiểu đường là cao hơn so với người bình thường và nên đạt 15% – 18% năng lượng khẩu phần ( trong khi bình thường chỉ khoảng là 12% – 13%).  

Bạn có thể sử dụng phối hợp cả protein động vật ( từ thịt, cá, trứng, sữa) với protein thực vật (đậu phụ, vừng lạc, hạt đậu, đỗ),…

Thuc Pham Protein
Nhóm thực phẩm chứa đạm dành cho người bị tiểu đường

Chất béo

Trong chế độ ăn cho người tiểu đường cũng rất cần chất béo để cung ứng năng lượng bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị thiếu hụt. Vì vậy có thể ăn những axit béo bão hòa có trong những dầu hạt như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè,…

Tỉ lệ năng lượng hấp thu từ chất béo nên duy trì trong khoảng 20 – 30% tổng số năng lượng khẩu phần (còn đối với người sức khỏe bình thường người là 17 – 20%).

Bên cạnh đó, bạn cần tránh các loại thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và các loại chất béo đã qua chế biến như margarine, dầu ăn chứa nhiều chất hóa học hay đã qua chiên xào rồi sử dụng lại trở thành chất béo chuyển hóa vô cùng có hại vì dễ khiến xơ vữa động mạch.

Chat Beo Khong Nen Qua So
Điều chỉnh lượng chất béo hợp lý trong chế độ ăn cho người tiểu đường

Rau xanh

Rau xanh là một trong những món ăn thường thấy và đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn dinh dưỡng vitamin, chất chống oxy hóa và các khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Rau quả tươi thường rất giàu những thành phần này, cực tốt trong chế độ ăn cho người tiểu đường.

Ngoài ra, bổ sung đầy đủ chất xơ cũng sẽ giúp bạn giữ được cảm giác no lâu hơn, cho nên có thể giảm bớt khẩu phần ăn và giảm cân hiệu quả.

Bên cạnh đó một vài mẫu củ quả cũng rất tốt cho sức khỏe có thể kể đến như: bông cải xanh, hành tây, mướp đắng, rau cải bắp, súp lơ, rau diếp cá, rau dền, rau chân vịt,… Trong đó cà rốt mang hàm lượng beta – carotene cao, giúp kiểm soát tuyến đường huyết rất tốt. Cà rốt còn sở hữu tác dụng làm chậm thời kỳ chuyển hóa lượng đường trong máu, nhờ vậy giảm lượng đường huyết hiệu quả hơn.

Đối với những người bệnh tiểu đường lớn tuổi, nên ăn rau xanh ở mức độ vừa phải. Ăn quá nhiều khiến cơ thể hấp thụ lượng lớn chất xơ, gây ra khó tiêu hóa.

Rau Xanh
Rau xanh tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường

Đường bột

Tỉ lệ năng lượng do glucid trong chế độ ăn cho người tiểu đường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là 42 – 47% tổng năng lượng khẩu phần ăn ( còn đối với người bình thường là 60%).

Sau khi dừng bữa, điều thường thấy là lượng đường huyết sẽ tăng vọt. Do đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn của mình, hạn chế sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Bên cạnh đó, vẫn cần duy trì đường bột để đảm bảo cân nặng và hoạt động hàng ngày.

Hoa quả

Người bệnh đái tháo đường nên tăng cường bổ sung trái cây tươi. Fructose trong trái cây giúp đường huyết tăng chậm hơn đường sucrose (đường mía) và an toàn hơn cho người bệnh tiểu đường. Đặc biệt, khi chế biến trái cây, không nên cho thêm kem, sữa. Người bệnh cũng nên tránh các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, mít chín, hồng chín,….

Thay vào đó, bạn nên ăn các loại trái cây có màu đậm bởi những loại quả này giàu vitamin, chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe tổng thể. Khi ăn trái cây, bạn nên giảm bớt lượng tinh bột trong bữa ăn hàng ngày và kết hợp với những nhóm dinh dưỡng khác. Đặc biệt, người bệnh không nên sử dụng nước ép hoa quả. Lượng chất xơ trong nước ép rất thấp, dễ khiến cho đường huyết tăng mạnh.

Hoa Quả
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nhiều hoa quả để chỉ số đường giữ mức an toàn

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Bệnh nhân tiểu đường có thể uống được sữa và sử dụng những chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên nên sử dụng những loại sữa không đường hoặc sữa được chế biến riêng cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, việc ăn một hũ sữa chua không đường trước bữa ăn giúp hạn chế sự hấp thu tinh bột, ổn định chỉ số đường huyết.

Đặc biệt, người bệnh tiểu đường nên loại bỏ thói quen uống sữa trước khi ngủ. Thay vào đó, hãy uống sữa vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn buổi trưa. Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, người bệnh có thể sử dụng những loại sữa đóng hộp để thay thế bữa ăn nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết.

Che do an cho nguoi tieu duong 1
Sữa không đường và các chế phẩm từ sữa có thể sử dụng trong chế độ ăn cho người tiểu đường

Người bị tiểu đường nên kiêng gì

Để quá trình điều trị bệnh đái tháo đường đạt kết quả tốt nhất, người mắc bệnh đái tháo đường đường cần tránh những loại thực phẩm như:

  • Tránh ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
  • Tránh các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, lượng cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch và không có lợi cho sức khỏe nói chung cũng như người mắc bệnh tiểu đường.
  • Người bệnh tiểu đường không nên ăn mỡ lợn, nội tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, bánh kẹo ngọt, bánh gato, các loại siro, các loại nước có gas,…
  • Hạn chế tối đa hoa quả sấy khô, mứt hoa quả bởi trong đó chứa lượng đường cao không phù hợp với quy định chế độ ăn cho người tiểu đường.
Che do an cho nguoi tieu duong 2
Đồ ngọt là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường và làm đường huyết tăng mạnh

Lưu ý khi thực chế độ ăn cho người tiểu đường

Uống nhiều nước

Nước là dưỡng chất giúp cân bằng lượng đường trong cơ thể và duy trì hoạt động của các hệ cơ quan. Chính vì vậy người mắc bệnh tiểu đường cần bổ sung đầy đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao, choáng váng hay mệt mỏi.

>>> Xem thêm: Bí quyết uống nước đúng cách giúp cơ thể khỏe hơn mỗi ngày

Chia nhỏ bữa ăn

Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để giảm thiểu hiện trạng đường huyết tăng đột ngột. Nên ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều, xế). Tuy nhiên bạn cũng đừng ăn vặt để tránh việc mất kiểm soát lượng đường trong thức ăn nạp vào cơ thể nhé.

Ăn uống đúng giờ

Một nguyên tắc không thể bỏ qua trong chế độ ăn cho người tiểu đường là ăn uống điều độ, đúng giờ và không nên để tình trạng quá đói hoặc quá no. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý ăn chậm nhai kỹ, ăn vừa đủ phù hợp với nhu cầu cơ thể.

Một số lưu ý khác

  • Cần vận động nhẹ nhàng sau lúc ăn, tránh nằm hay ngồi một chỗ sau ăn. Người bệnh cần dành thời gian tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Hạn chế việc ăn những món hầm nhừ, xay nhuyễn, rán, nướng thì các món ăn này dù là một lượng rất nhỏ cũng chứa lượng đường huyết rất cao.
  • Nên tăng cường bổ sung những món ăn chế biến đơn giản như hấp, luộc.
  • Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm cho đường huyết buổi sáng nâng cao (trừ trường hợp phải tiêm insulin vào buổi tối).
  • Bạn có thể chọn các thiết bị massage để cân bằng chỉ số insulin trong máu.

Như vậy, người mắc bệnh tiểu đường cần ghi nhớ những nguyên tắc quan trọng trong chế độ ăn cho người tiểu đường để duy trì sức khỏe và điều trị bệnh tích cực. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo rất nhiều phần mềm theo dõi lượng đường trong thức ăn để nhắc nhở bạn thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (1)

Chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào là tốt nhất?
  • Người tiểu đường không nên bổ sung quá nhiều protein, nên duy trì khoảng 1 – 1,3g/kg/ngày
  • Chế độ ăn cho người tiểu đường cần bổ sung chất béo để bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị thiếu hụt
  • Ăn rau xanh ở mức độ vừa phải để bổ sung nguồn dinh dưỡng vitamin, chất chống oxy hóa và các khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng
  • Nên duy trì tỉ lệ năng lượng do glucid trong chế độ ăn cho người tiểu đường là 42 - 47% tổng năng lượng khẩu phần ăn ( còn đối với người bình thường là 60%).
Bình luận (0 bình luận)