Trong những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trong nước ta đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Bệnh lý này gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và để lại nhiều hậu quả nặng nề sau này. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với bạn cụ thể, chi tiết về bệnh tiểu đường, nguyên nhân biến chứng của bệnh và cách điều trị tốt nhất.

Tiểu đường là bệnh gì?

Sau mỗi bữa ăn, hàm lượng carbohydrates trong thức ăn sẽ được chuyển hóa thành glucose(tên một loại đường). Glucose được hấp thụ tại hệ tiêu hóa và được hòa tan trong máu. Trong quá trình này, tuyến tụy sẽ sản sinh ra một loại hormone có tên là insulin, hormone này có tác dụng chuyển hóa glucose vào bên trong các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Trong trường hợp insulin gặp vấn đề về khả năng hoạt động hay hàm lượng glucose tăng lên đột biến vượt quá mức cho phép khiến insulin không thể đáp ứng được khả năng của nó. Lúc này một lượng đường glucose sẽ bị dư thừa trong máu do không chuyển hóa được vào cơ thể. Lượng đường vượt quá mức quy định trong máu thì được gọi là bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là căn bệnh do rối loạn sự chuyển đổi carbohydrate.  Nguyên nhân dẫn đến việc này là do tuyến tụy không sản sinh đủ hormone cho cơ thể hay do hormone này bị suy giảm do tác động từ bên ngoài cơ thể, điều này gây ra lượng đường trong máu cao quá mức cho phép.Tiểu đường có thể dẫn đến một số căn bệnh khác như: tai biến, tim mạch vành, suy thận…

Phân loại giai đoạn bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể được phân loại thành 2 nhóm chính:

Tiểu đường loại 1

Tiểu đường loại 1 là bệnh lý rối loạn của tế bào β đảo Langerhans làm suy giảm nội tiết của hormone insulin hoặc không sản sinh ra insulin gây nguy hại đến tính mạng người bệnh. Bệnh thường xảy ra phổ biến ở trẻ em vị thành niên dưới 20 tuổi, tỷ lệ chiếm 5 – 10% tổng số người mắc bệnh tiểu đường hiện nay.

Ở loại bệnh này, các triệu chứng thường xảy ra bất ngờ và phát triển nhanh nên có thể nhận thấy được bệnh ngay.nHiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra tiểu đường loại 1, các nghiên cứu cho rằng bệnh do di truyền hoặc do các tác nhân bên ngoài, cũng có thể do cả 2 yếu tố di truyền và tác nhân bên ngoài.

Tiểu đường loại 2

Được coi là tuýp bệnh phổ biến nhất, chủ yếu gặp ở người trung tuổi từ 40 trở lên, tuy nhiên thời gian gần đây đang có xu hướng trẻ hóa người mắc bệnh. Tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường loại 2 chiếm 90 – 95% tổng số bệnh nhân bị tiểu đường. Bệnh thường không biểu hiện triệu chứng cụ thể nên rất khó nhận biết.Ngoài ra, còn một biến thể bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Tiểu đường thai kỳ

Đây là quá trình rối loạn đột ngột trong quá trình chuyển hóa carbohydrate. Đái tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ tự hết sau khi sinh con. Tuy nhiên phải điều trị kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai của người mẹ.

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ là do quá trình mang thai của người mẹ, nhau thai sản sinh ra các yếu tố giúp duy trì thai kỳ. Các yếu tố này có tác động tốt đến các tế bào, giúp các tế bào có khả năng kháng insulin hiệu quả. Khi tuyến tụy không sản sinh và cung cấp đủ insulin cho tế bào vượt qua sức kháng thể này sẽ dẫn đến tiểu đường thai kỳ do lượng đường tích tụ trong máu tăng lên.

Triệu chứng bệnh tiểu đường

  • Tiểu tiện nhiều lần: Hàm lượng đường trong máu cao dẫn đến lượng đường trong nước tiểu cũng tăng cao, vượt quá khả năng hấp thụ của thận. Vì vậy, một lượng đường glucose sẽ không được tái hấp thụ, dẫn đến nước tiểu chứa nhiều đường, lượng đường tăng cao trong nước tiểu dẫn đến tăng áp suất nước tiểu bị thẩm thấu, dẫn đến tiểu nhiều lần. Ở trẻ con có thể bị đái dầm ban đêm do đa niệu.
  • Khát nước: do tiểu nhiều cơ thể bị mất nước, điều này sẽ kích thích vùng dưới đồi gây nên cảm giác khát, người bệnh sẽ uống nước nhiều và liên tục để đỡ khát.
  • Thèm ăn: Lúc này cơ thể không thể chuyển hóa đường thành năng lượng cung cấp cho các tế bào, dẫn đến bệnh nhân sẽ có cảm giác nhanh đói, muốn ăn và ăn nhiều.
  • Sụt cân: Tuy người bệnh thèm ăn và ăn nhiều hơn so với người bình thường, nhưng lượng thức ăn này sẽ không được chuyển hóa thành glucose để tạo năng lượng, nên bệnh nhân thường bị sụt cân nghiêm trọng, xanh xao, teo tóp cơ thể.
  • Ngoài các triệu chứng trên bệnh còn có dấu hiệu khác như: miệng khô, mắt mờ, chóng mặt, buồn nôn…
Mỡ bụng gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường

Biến chứng bệnh tiểu đường

Thời gian ủ bệnh lâu và không phát hiện sớm thì càng khó kiểm soát bệnh lý này. Lúc này khả năng xảy ra các biến chứng khác tăng lên, tiến triển từ từ và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Biến thể điển hình của  bệnh đái tháo đường:

  • Biến chứng tim mạch: Khi mắc bệnh tiểu đường,  người bệnh có khả năng mắc các bệnh về tim mạch cao hơn người bình thường như: tim mạch vành, đột quỵ, đau tim, xơ vữa….  
  • Biến chứng về thần kinh: Hàm lượng đường bị tích tụ trong máu cao, gây tổn thương các mạch máu nhỏ đang nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Do đó, bệnh nhân hay có cảm giác bị ngứa chân, bị tê ở đầu ngón chân và xu hướng lan rộng. Nếu để kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến mất cảm giác ở các chi, nguy hiểm hơn còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa dẫn đến nôn mửa, táo bón, tiêu chảy…
  • Biến chứng về thận: Bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống của thận, trường hợp diễn biến nặng người bệnh có thể bị suy thận và phải tiến hành chạy thận.
  • Biến chứng về mắt: Bệnh nhân tiểu đường còn có nguy cơ dẫn đến tổn thương võng mạc, tỉ lệ mắc bệnh về mắt cao như: tăng nhãn áp, mờ mắt, đực thủy tinh thể….
  • Người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có khả năng mắc bệnh Alzheimer cao hơn người bình thường.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến triệu chứng về tiền sản giật của người mẹ như: cao huyết áp, tích tụ protein trong nước tiểu, chân bị sưng, phù, nề. Ngoài ra, người mẹ còn có khả năng tái phát bệnh trong lần mang thai tiếp theo, khi tuổi cao có khả năng mắc đái tháo đường loại 2. Quá trình này thai nhi có thể tiến triển nhanh hơn so với tuổi thực tế, trong tương lai có nguy cơ mắc đái tháo đường loại 2, nếu người mẹ không sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong trước hoặc sau sinh.

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả tại nhà

Nếu phát hiện ra bản thân mắc bệnh tiểu đường, bạn cần đi khám ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để lại hệ quả về sau này. Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 thì bạn nên học cách chung sống với chúng suốt đời. Nếu bạn mắc bệnh loại 2 thì cần phải chú ý hơn đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao điều độ và thường xuyên.

Bạn cần giữ tình thần thư giãn, tâm trạng thoải mái để cải thiện căn bệnh tiểu đường với thiết bị massage. Các sản phẩm máy massage cầm tay hay máy massage vai sẽ tác động vào các vị trí huyệt đạo, kích thích khí huyết lưu thông, tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe khoắn và dẻo dai hơn.

Với cả 2 tuýp bệnh trên, người bệnh luôn phải lạc quan, vui tươi, yêu đời, kết hợp chế độ ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả, trái cây, hạn chế lượng thực phẩm chứa nhiều đường, ăn nhiều bữa trong ngày, tập thể dục đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga thiền thường xuyên và điều độ để mang lại hiệu quả điều trị tích cực nhất ngay tại nhà.

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn phòng tránh bệnh tiểu đường. Hãy xây dựng một chế độ ăn uống đủ chất, sinh hoạt lành mạnh ngay từ hôm nay để có một sức khỏe tốt nhất bạn nhé.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (3)

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống kiêng khem kỹ lưỡng, cần ăn nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc dành cho người tiểu đường....
Bệnh tiểu đường có lây không?
Không. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do ăn uống, do khi mang thai, không hề lây
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
bệnh tiểu đường khá nguy hiểm. Nếu như không có chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi điều độ sẽ dẫn đến tình trạng tăng đường, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.