Phần lớn trường hợp đau thần kinh tọa được khuyến nghị hạn chế vận động và nghỉ ngơi nhiều để tránh tác động đến vùng chịu tổn thương. Tuy nhiên, trên thực tế người bệnh rất cần hoạt động với cường độ nhẹ nhàng giúp phòng ngừa suy yếu cơ. Trong quá trình điều trị, nhiều người thắc mắc rằng “bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?”. Bài viết dưới đây của GDV Sport sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ

Cơn đau dây thần kinh tọa ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh do gặp khó khăn khi vận động. Đau nhức dai dẳng khiến người bệnh khó khăn khi hoạt động và kéo theo nhiều bất tiện khác. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều người thắc mắc rằng đau thần kinh tọa có nên đi bộ không, đi bộ có khiến bệnh trở nên nặng hơn không,…

Theo các chuyên gia, người mắc chứng đau thần kinh tọa vẫn có thể đi bộ nên bạn không cần lo lắng. Đi bộ hàng ngày giúp cơ xương giãn ra, đồng thời giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh tọa. Đây cũng là phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng khi máu lưu thông thuận lợi, nuôi dưỡng sụn khớp tốt hơn và phòng ngừa gai cột sống.

Ngược lại nếu bạn ít vận động, hạn chế đi lại sẽ khiến xương khớp kém linh hoạt, cơ bắp căng cứng, các chi suy yếu và bệnh diễn biến ngày càng trầm trọng hơn.

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ
Người bị đau thần kinh tọa có thể lựa chọn đi bộ để hạn chế tê, cứng khớp

Xem thêm: Những bài tập giảm đau thần kinh tọa hiệu quả

Hướng dẫn cách đi bộ hiệu quả, an toàn với người bệnh đau thần kinh tọa

Khác với những người có hệ xương khớp khỏe mạnh, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần phải đặc biệt chú ý khi đi bộ bởi nếu như bạn thực hiện sai cách sẽ dẫn đến chấn thương nguy hiểm. Cách đi bộ hiệu quả, an toàn dành cho người bệnh đau thần kinh tọa như sau:

Khởi động kỹ càng trước khi tập luyện

Khởi động luôn là bước đầu tiên khi bạn tham gia bất kỳ môn thể thao nào. Đặc biệt đối với người bị đau thần kinh tọa, hệ xương khớp đã trở nên kém nhạy bén nên cần khởi động kỹ càng để xương khớp giãn ra, đàn hồi tốt hơn. Nhờ đó có thể làm giảm sự chèn ép lên dây thần khi mỗi khi chuyển động.

Khởi động sâu trước khi luyện tập còn giúp người bệnh hạn chế tối đa những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình đi bộ như chuột rút, trật khớp,… Do đó bạn cần dành ra ít nhất 10 phút để thực hiện các động tác xoay hông, xoay khớp vai, khớp gối, khớp cổ chân, giãn cơ,…

Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị một đôi giày tập êm ái, vừa chân và trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để thuận tiện nhất khi tập luyện.

Thực hiện các động tác khởi động trước khi đi bộ để phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa trầm trọng hơn
Thực hiện các động tác khởi động trước khi đi bộ để phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa trầm trọng hơn

Cân nhắc thời gian đi bộ và tập luyện

Sau khi tìm hiểu đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay không, người bệnh cũng cần chú ý đến thời gian đi bộ. Bởi hệ xương khớp lúc này không thể chịu được vận động cường độ cao như người có thể trạng khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, bệnh nhân cần cân nhắc những vấn đề về thời gian như sau:

  • Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 20 phút để đi bộ, trong quá trình luyện tập có thể ngơi ngơi giữa quãng 5 phút để tránh quá sức.
  • Khi các triệu chứng đau thần kinh tọa thuyên giảm, bạn có thể tăng thời gian đi bộ lên 25-30 phút mỗi ngày.
  • Thời điểm tốt nhất để người bệnh vận động là vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối, nên thực hiện đều đặn hàng ngày.

Cường độ đi bộ như thế nào

Đối với cường độ đi bộ, người bệnh chú ý không đi quá nhanh hay vội vã mà cần di chuyển nhẹ nhàng. Trong quá trình đi bộ cần phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, bước đều với tinh thần thả lỏng. Quãng đường phù hợp nhất dành cho người mắc chứng đau thần kinh tọa đó là tối đa 1,5km/1 ngày. Những ngày đầu bạn có thể đi bộ ngắn hơn và khi bệnh thuyên giảm thì tăng quãng đường lên.

Người mắc bệnh đau dây thần kinh tọa nên đi bộ từng bước nhỏ, tránh gắng sức
Người mắc bệnh đau dây thần kinh tọa nên đi bộ từng bước nhỏ, tránh gắng sức

Người bệnh đau thần kinh tọa cần lưu ý gì khi tập luyện thể thao

Việc đi bộ hay tham gia những môn thể thao khác chỉ là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh và phục hồi chức năng cho người bị đau thần kinh tọa. Để phòng ngừa đi bộ sai cách khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn, bạn nên chú ý một số yếu tố quan trọng sau:

  • Không sải bước quá dài bởi sẽ dẫn đến nguy cơ đè nén lên đĩa đệm thắt lưng, thậm chí kích thích đến cả dây thần kinh tọa và gây đau đớn dữ dội.
  • Việc kéo dài thời gian đi bộ có thể gây phản tác dụng bởi dây thần kinh tọa phải hoạt động quá mức. Do đó người bệnh chỉ nên luyện tập thể dục thể thao 20-30 phút mỗi ngày.
  • Không nên gắng sức khi vận động, tránh tổn thương đến thần kinh tọa và đĩa đệm.

Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bài tập, cường độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình trước khi bắt đầu. Để giải quyết triệt để tình trạng đau đớn dó dây thần kinh tọa bị, người bệnh cần kết hợp tập thể thao với phương pháp điều trị chuyên sâu như trị liệu thần kinh cột sống.

Tham khảo thêm: Các sản phẩm hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả

Với những lợi ích tuyệt vời của đi bộ, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ người bệnh đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay không rồi đúng không nào? Ngoài việc duy trì hoạt động thể dục hàng ngày, bạn đừng quên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh để điều trị bệnh hiệu quả hơn nhé.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)