Bệnh thoát vị đĩa đệm thường mang đến cảm giác đau đớn và khó khăn mỗi khi di chuyển, vận động. Vì vậy nên rất nhiều người thắc mắc rằng bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Để giải đáp chi tiết câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Gia dụng Việt.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không

Thoát vị đĩa đệm khiến nhiều người bị hạn chế khả năng vận động và thường dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để có thể tránh khỏi các cơn đau đớn xuất hiện, Tuy nhiên tình trạng ít vận động này có thể dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe khác cho người bệnh như thừa cân, béo phì, ảnh hưởng xấu đến chức năng hệ tim mạch, hệ bài tiết, hệ xương khớp kém linh hoạt,…

Thoat Vi Dia Dem Cot Song That Lung Gay Ra Nhieu Bien Chung
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không để tránh nguy hại đến sức khỏe

Như vậy thì bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Đi bộ được xem như một phương pháp trị liệu vật lý hiệu quả dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. Bằng những động tác nhẹ nhàng khi đi bộ, bệnh nhân có thể giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sự trao đổi chất cho cơ thể, kích thích tuần hoàn máu đồng thời hạn chế các cơn đau và làm giảm viêm. Mặc dù đi bộ không thể chữa khỏi hoàn toàn hậu quả mà bệnh lý này gây ra nhưng đây là lựa chọn tuyệt vời để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Bên cạnh đó, đi thường xuyên kích thích cơ thể sản sinh endorphin – hormon có tác dụng giảm đau tự nhiên, nhờ đó mà những cơn đau được cải thiện giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều so với khi nằm hay ngồi quá nhiều. Ngoài ra, đi bộ cũng là hình thức động cải thiện tình trạng thiếu dưỡng chất, oxy cho toàn cơ thể và loại bỏ phần lớn áp lực, sự căng phồng ở các đĩa đệm.

Tác dụng của việc đi bộ đối với sức khỏe

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không chỉ là thắc mắc của người bệnh mà còn khiến nhiều người tự hỏi lợi ích của việc đi bộ mỗi ngày là gì?

Đi bộ giúp hệ xương khớp trở nên chắc khỏe hơn

Đi bộ mỗi ngày giúp cho hệ xương khớp được vận động thường xuyên, phòng chống tình trạng thiếu xương, loãng xương và hạn chế nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở những người có độ tuổi cao.

Đi bộ giúp giảm đau lưng, đặc biệt là giảm đau do thoát vị đĩa đệm

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên đi bộ bởi những tác dụng tuyệt vời sau:

  • Đi bộ không yêu cầu người tập luyện dùng quá nhiều sức lực, không gây ảnh hưởng đến xương và có thể điều chỉnh tư thế cũng như tăng sự linh hoạt cột sống. Vì vậy đây là một bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm. 
  • Tăng mức khả năng đàn hồi cho xương khớp và đĩa đệm
  • Nâng cao sức mạnh cơ bắp, giữ vị trí cột giống à lưng dưới luôn thẳng để hạn chế các cơn đau lưng dưới
  • Thay đổi cấu trúc cột sống theo hướng tích cực, tăng cường sự trao đổi chất ở các mô sụn khớp và đẩy mạnh quá trình tự phục hồi thoát vị đĩa đệm
  • Duy trì cân nặng và giảm mỡ thừa cho những người bị thừa cân, béo phì. Nhờ đó mà giải phóng áp lực cho đĩa đệm, cột sống.
  • Hỗ trợ kéo dãn cột sống, đẩy lùi nguy cơ thoái hóa cột sống, cứng khớp và thoát vị đĩa đệm
  • Cải thiện sức mạnh cho chân, hông, lưng, cột sống, giúp xương chắc khỏe hơn từ đó hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
Stk69481cor
Đi bộ sở hữu những tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và cần lưu ý gì khi tập luyện

Đi bộ có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm trong khoảng thời gian từ 4 – 5 tuần tập luyện. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần trao đổi với bác sĩ trước khi tập luyện để tránh những rủi ro không mong muốn.

Đi bộ điều trị triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường được bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng, tốc độ chậm rãi và tăng dần theo quá tình luyện tập. Người mắc chứng thoát vị đĩa đệm cần ghi nhớ một số nguyên tắc dưới đây để đảm bảo an toàn khi đi bộ và không tạo áp lực cho đĩa đệm.

Nguyên tắc đi bộ đúng cách và an toàn

Hoạt động đi bộ rất đơn giản nên bạn chỉ cần tập luyện trong tâm thế thoải mái, tự nhiên và thư giãn cơ thể một cách tối đa. Ngoài ra, người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý

Khi đi bộ cần giữ thẳng lưng, mắt hướng về phía trước

  • Giữ thẳng lưng khi đi bộ, tránh tối đa động tác cúi gập cổ hoặc khom lưng bởi nếu khom lưng sẽ ảnh hưởng xấu đến cột sống, nguy hiểm hơn là gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
  • Mắt nhìn thẳng phía trước, thả lỏng vai và cơ cánh tay, tay có thể để tự nhiên hoặc đánh nhịp nhàng theo chuyển động của cơ thể mỗi khi bước đi.
  • Tiếp đất bằng gót chân, sau đó nhấp nhẹ phần gót chân để đẩy người về phía trước
  • Lựa chọn trang phục thoải mái khi đi bộ, ưu tiên quần áo thể thao co giãn và thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó cần sử dụng giày đi bộ êm ái, vừa vặn với bàn chân để tạo cảm giác thoải mái nhất trong lúc hoạt động.

Thời gian đi bộ hợp lý

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không thì câu trả lời là có và cách luyện tập này hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe. Để nâng cao sức khỏe lành mạnh và không tạo áp lực lên các đĩa đệm, bạn nên cố gắng đi bộ trong khoảng 15 – 30 phút trên một lần và một tuần đi khoảng 4 -5  ngày. Nếu cảm thấy mệt thì người bệnh có thể đi bộ 10 phút sau đó tăng thời gian khi thể lực đã cải thiện hơn. 

Việc đi bộ quá nhiều sẽ dẫn đến phản tác dụng bởi mục đích của phương pháp này là cải thiện sức bền, nâng cao sức chịu đựng cho vùng cột sống, đĩa đệm cũng như cải thiện triệu chứng lão hóa các khớp. 

Thay đổi linh hoạt các bài tập

Nếu cảm thấy nhàm chán mới hoạt động đi bộ đơn thuần, bạn có thể tham khảo thay đổi kế hoạch luyện tập theo một số gợi ý sau

  • Đi bộ trên cầu thang ngắn, khoảng 10 – 15 bậc thang mỗi lần tập.
  • Đi bộ trong công viên khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày
  • Dắt thú cưng đi bộ
Đi Bộ Có Giảm Mỡ Bụng Không Min
Thay đổi linh hoạt bài tập và không gian đi bộ để tăng hứng thú tập luyện

Điều chỉnh hơi thở khi đi bộ

Để quá trình đi bộ diễn ra hiệu quả, bạn cần lưu ý giữ hơi thở đều đặn giúp máu và oxy được vận chuyển thuận lợi đến toàn bộ cơ thể, duy trì hoạt động của các tế bào đồng thời giảm đau nhức nhanh chóng.

Người bệnh cần hít thở đều đặn, nghỉ giữa hiệp để hồi sức, điều hòa nhịp thở và không tập luyện quá sức. Bên cạnh đó cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa tay và chân để việc điều trị bệnh tích cực hơn.

Một số lưu ý khác cho thắc mắc người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

  • Người bệnh tuyệt đối không ăn vặt trong khi đang đi bộ. Nếu có cảm giác mỏi mệt, hãy dừng tập để nghỉ ngơi trong khoảng 2 phút và uống một chút nước lọc để hồi sức.
  • Tập chung đi bộ, không sử dụng điện thoại trong quá trình đi bộ
  • Có thể mang theo máy đếm bước đi để thiết lập và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thể trạng của bạn

Người bị thoát vị đĩa đệm không nên tập những môn thể thao nào

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và họ không nên tập những môn thể thao nào. Đi bộ không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh nhưng bệnh nhân nên lưu ý một số bài tập luyện sau:

Tập gym

Một số động tác trong bộ môn gym như cúi gập người và nâng đẩy tạ sẽ tác động đến không tốt đến cột sống, gây áp lực lớn cho đĩa đệm khiến người bệnh gặp phải cảm giác đau đớn dồn dập. Như vậy,người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh xa các động tác nâng đẩy tạ tập gym để bảo vệ cột sống vốn đã suy yếu bởi căn bệnh này.

Cac Bai Tap Gym 7
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên luyện tâp gym

Chạy bộ

Đĩa đệm có vai trò như bộ phận giúp giảm xóc cho cột sống. Nếu bệnh nhân chạy bộ liên tiếp, tất cả trọng lượng cơ thể sẽ thúc ép vào chân và dây lưng, gây ra  tổn thương đĩa đệm. Vì thế, chạy bộ sẽ làm bệnh diễn biến ở mức độ trầm trọng hơn, gây ra nhiều biến chứng của thoát vị đĩa đệm cho hệ xương khớp.

Bóng đá, bóng rổ

Bóng đá là một môn thể thao được ưa chuộng và rất phổ biến nhưng với đặc điểm thường phải chuyển động nhanh, mất nhiều sức để xoay người, thực hiện các cú sút sở hữu lực mạnh. Đồng thời tập luyện tốn nhiều thời gian quá sức khiến các cơ vùng hông và cột sống lưng thường xuyên bị áp lực dẫn tới thương tổn.

Đối với môn bóng rổ, người chơi phải thực hiện những động tác bật nhảy, vượn người, xoay người đột ngột và liên tục. Không những vậy còn chạy ở phong thái khom lưng nên không chỉ gây chấn thương cho vùng lưng, cột sống, hông mà còn tiềm ẩn nguy cơ tổn thương đầu gối, cổ tay,…

Xem thêm >>>

Các môn thể thao có động tác vặn người

Hiện trạng thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống và vùng thắt lưng ngay trên hông. Bởi vậy nên những động tác xoay vặn người sẽ vô tình làm cho đĩa đệm bị thoát vị nhanh hơn mức hoạt động thông thường.

Ngoài ra tư thế ngồi xổm cũng được đánh giá là không dành cho người bị thoát vị đĩa đệm vì nguyên nhân tăng lực nén ở phần đĩa đệm, khiến cho bộ phần này bị chèn ép và ức chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Đây là cội nguồn dẫn tới thoát vị đĩa đệm, chứng đau lưng dai dẳng làm suy giảm chất lượng cuộc sống cuộc sống.

Như vậy, câu trả lời cho vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không chính là hoàn toàn có thể. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm rất nên đi bộ để hoạt động, rèn luyện thể chất và giúp ích cho quá trình điều trị bệnh.

5/5 - (245 bình chọn)
Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
5/5 - (245 bình chọn)

Câu hỏi thường gặp (3)

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Người bị thoát vị đĩa đệm vẫn CÓ thể đi bộ mỗi ngày để rèn luyện cơ thể mà không lo việc đi bộ gây biến dạng hệ xương khớp hay cột sống.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì khi đi bộ?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đi bộ trong tư thế đúng nhất: lưng thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước, thả lỏng vai và cơ cánh tay.
  • Tiếp đất bằng gót chân và đẩy người về phía trước khi đi bộ
  • Chọn trang phục thoải mái, quần áo có độ co giãn phù hợp, giày đi bộ em ái, vừa vặn
  • Thời gian đi bộ hợp lý là khoảng 12-30 phút mỗi ngày. Chỉ nên tập luyện từ 4-5 buổi/tuần
  • Thay đổi linh hoạt các bài tập đi bộ như: đi bộ leo dốc, đi bộ kết hợp leo cầu thang, đi bộ nhanh, đi bộ trên địa hình bằng phẳng.
  • Điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng, đều đặn khi đi bộ
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên tập những môn thể thao nào?

Bên cạnh thắc mắc người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không thì những môn thể thao mà người bệnh nên tránh cũng là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo đó người bệnh không tập những môn thể thao như:

  • Tập gym
  • Chạy bộ
  • Bóng đá, bóng rổ
  • Các môn thể thao yêu cầu động tác vặn mình
Question and answer (0 comments)