Hẹp van 2 lá là một tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người bệnh thậm chí là tính mạng. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh hẹp van 2 lá để phòng tránh và điều trị kịp thời bạn nhé.

Tìm hiểu hẹp van 2 lá là gì?

Trái tim chính là nguồn sống của cơ thể, là sự sống và là một cái máy bơm để cung cấp máu đi nuôi dưỡng cơ thể. Cấu trúc của trái tim bao gồm hai tâm thất và hai tâm nhĩ. Thất phải và nhĩ phải được ngăn cách bởi van 3 lá, thất trái và nhĩ trái được ngăn cách bởi van 2 lá. Một chu trình hoạt động của tim, máu được lưu thông từ tâm nhĩ đến tâm thất đi qua van 2 lá và van 3 lá. Tiếp theo đó máu sẽ được co bóp ở tâm thất và được bơm đến động mạch chủ, động mạch phổi.

Bệnh lý hẹp van tim sẽ làm thay đổi quá trình bơm máu và có thể dẫn đến suy tim. Thông thường bên trong tâm trương, thất trái sẽ được kéo dãn ra, van 2 lá sẽ được mở để lưu thông máu từ tâm nhĩ đi xuống tâm thất. Bệnh hẹp van hai lá do van không được mở ra hết sẽ làm giảm lượng máu bơm xuống tâm thất và gây tắc nghẽn tại nhĩ trái, dẫn đến máu ứ đọng tại phải và gây ra biểu hiện khó thở. Máu bị tắc nghẽn ở phổi làm phổi bị tăng áp dẫn đến suy tim phải. Vậy nên hẹp van hai lá thực chất là suy tim phải.

hẹp van 2 lá
hẹp van 2 lá

Bệnh lý hẹp van 2 lá có nguy hiểm không?

Bệnh lý hẹp van tim này có thể gây ra những biến chứng cấp tính nguy hiểm, đặc biệt là phù phổi cấp. Thường xảy ra trong quá trình mang thai, nhiễm khuẩn, ra nhiều dịch hay khi cố sức làm gì đó….Biểu hiện ban đầu là thở khó, thở hổn hển không được mạnh, vật vã, nước bọt có màu hồng….một số biến chứng khác có thể gặp đó là : suy tim phải, rung nhĩ….

Nguyên nhân gây hẹp van 2 lá

Một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh lý hẹp van hai lá như:

  • Nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh van tim hậu thấp
  • Do van hai lá có hình dù
  • Van hai lá xuất hiện vòng thắt
  • Do bệnh lý hệ thống Lupus ban đỏ
  • Do u carcinoid

Triệu chứng của bệnh hẹp van hai lá

Một số triệu chứng của bệnh lý này mà bạn cần lưu ý là:

  • Thở khó: Thở khó khi cố sức, thở khó kịch phát ban đêm, có thể tăng lên khi nằm
  • Phù phổi cấp và cơn hen tim: người bệnh cảm thấy khó thở, nước bọt có màu hồng, có thể nghe rõ tiếng hít thở ở phổi. Nếu xuất hiện những triệu chứng này, ngay lập tức phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
  • Ho ra máu: tĩnh mạch nhỏ ở phế quản bị giãn do nhĩ trái bị tăng áp lực dẫn đến tình trạng này.
  • Khàn tiếng: Do nhĩ trái bị kéo giãn quá to dẫn đến khàn tiếng
  • Khó nuốt: thực quản bị đè nén do nhĩ trái quá to
  • Biến chứng tắc mạch: tắc mạch chi, tai biến mạch máu não….do nhĩ trái bị giãn và dễ tạo nên các khối huyết trong buồng tim.
  • Có thể nghe thấy tiếng rung tâm trương ở mỏm khi khám tim
  • Tim có thể bị rối loạn do rung nhĩ
  • Biến chứng suy tim phải: cổ nổi tĩnh mạch, chân bị phù nề,to gan
Hở Van Tim Nhẹ Có Nguy Hiểm Không Min

Xem thêm: Hẹp van tim 3 lá là gì? [Nguyên nhân][Triệu chứng][Điều trị]

Đối tượng tỉ lệ mắc bệnh hẹp van 2 lá cao

  • Có tiền sử mắc các bệnh thấp khớp cấp
  • Mắc các căn bệnh có hệ thống

Giai đoạn hẹp van 2 lá

Bệnh lý này có thể được chia làm 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: không có biểu hiện cơ năng ngay cả khi cố sức. Chỉ phát hiện được khi đi khám
  • Giai đoạn 2: Thở khó, bồi hồi, ngực bị đánh trống, ho và có thể ho ra máu khi cố sức.
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện tình trạng thở khó nhiều, có thể dẫn đến suy tim phải và điều trị có thể hồi phục được.
  • Giai đoạn 4: hẹp van hai lá giai đoạn nặng kèm theo suy tim nặng, có thể điều trị nhưng không hồi phục hoàn toàn được.
Dieu Tri Hep Van 2 La
Phát hiện và điều trị hẹp van 2 lá sớm để ngăn chặn các biến chứng của bệnh

Phòng tránh và điều trị hẹp van 2 lá

Một số phương pháp thường xuyên được áp dụng và phòng tránh bệnh như sau:

  • Sử dụng phương pháp điều trị nội khoa
  • Hạn chế việc phải cố sức
  • Sử dụng thuốc chẹn beta
  • Sử dụng thuốc chống đông cứng vitamin khi xuất hiện rung nhĩ, tiền sử mắc bệnh tắc mạch, nhĩ trái giãn nở 55mm.
  • Sử dụng nóng van qua da bằng bóng: là phương pháp phổ biến và được áp dụng tích cực nhất hiện nay
  • Phẫu thuật chỉ khi bệnh đã ở giai đoạn quá nặng
  • Hạn chế vận động mạnh, tập trung nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Ăn ít muối
  • Bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh
  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Không hút thuốc, uống bia rượu
  • Kết hợp các bài tập thư giãn với máy massage giúp nhịp tim đập ổn định, ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp.

Bệnh hẹp van 2 lá có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Phát hiện bệnh và điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn di chứng nguy hiểm của bệnh và cải thiện tốt hơn sức khỏe của bạn.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (3)

Hẹp van tim 2 lá có chữa được không?
Có. Tùy vào tình trạng bệnh nặng - nhẹ để bác sỹ đưa ra phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa, dùng thuốc,,, tốt nhất
Hẹp van tim 2 lá có nguy hiểm không?
Bệnh lý hẹp van tim này có thể gây ra những biến chứng cấp tính nguy hiểm, đặc biệt là phù phổi cấp. Thường xảy ra trong quá trình mang thai, nhiễm khuẩn, ra nhiều dịch hay khi cố sức làm gì đó….Biểu hiện ban đầu là thở khó, thở hổn hển không được mạnh, vật vã, nước bọt có màu hồng….một số biến chứng khác có thể gặp đó là : suy tim phải, rung nhĩ….
Hẹp van tim 2 lá nên ăn gì?
Người mắc bệnh hẹp van tim 2 lá cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, tập luyện thường xuyên, bổ sung thực phẩm giàu chất khoáng, chất xơ, tránh xa những đồ ăn chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ, chất kích thích, đồ uống có gas
Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.