Hội chứng ruột kích thích là gì? Tại sao bạn lại mắc bệnh hội chứng ruột kích thích? Đây là một căn bệnh phổ biến, liên quan trực tiếp đến ruột già (đại tràng). Tuy nhiên, rất hiếm người có triệu chứng bệnh nặng. Vậy thông tin cụ thể về dấu hiệu bệnh, nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa bệnh này ra sao? Hãy để Gia Dụng Việt chia sẻ tới bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn, bạn cần biết hội chứng ruột kích thích là gì. Hội chứng ruột kích thích (hay có tên tiếng anh là irritable bowel syndrome – IBS) là hiện tượng ruột rối loạn chức năng. Nếu người bệnh đi khám sẽ không có tổn thương về giải phẫu hay sinh hóa ruột. Nhìn chung, bệnh còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính.
Đây là một căn bệnh đường ruột phổ biến hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh chiếm từ 5 – 20% dân số. Hội chứng này lành tính, ít gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại đem đến rất nhiều bất tiện trong cuộc sống.
>>> Xem thêm: Ăn nhiều mà không tăng cân có thể là một dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Cho đến hôm nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh hội chứng ruột kích thích này. Tuy nhiên, nếu người bệnh có các yếu tố dưới đây, rất có thể dẫn tới căn bệnh trên.
- Căng thẳng: Bất kể bạn căng thẳng vì lý do gì, thì suy nghĩ và lo âu quá nhiều đều khiến cho bệnh trở nặng hơn.
- Thực phẩm: hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện do bạn ăn một số thực phẩm không hợp với cơ thể. Món ăn đối với mỗi người khác nhau vì mỗi người dị ứng một kiểu.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa dẫn đến bị bệnh.
- Sử dụng thuốc kháng sinh và tác dụng phụ là hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
- Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em thay đổi nồng độ hormone có thể gây hội chứng bệnh này.
- Di truyền: nếu người thân trong nhà bạn mắc bệnh, bạn cũng có thể bị bệnh.
Triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích là gì
Các triệu chứng điển hình nhất của bệnh hội chứng ruột kích thích phải kể đến là đau bụng, táo bón và tiêu chảy, gây khó chịu cho bệnh nhân.
Đau bụng: Đau bụng không rõ vị trí, thường đau sau khi ăn hoặc chưa ăn xong đã đau. Đôi khi đau bụng do ăn đồ lạ, đồ ôi thiu, do lạnh bụng. Bạn có thể đau 1 – 3 ngày hoặc lâu hơn, mỗi tháng có thể bị đau liên tục, cũng có người vài tháng mới bị đau bụng.
Tiêu chảy và táo bón: Dù bị táo bón hay tiêu chảy thì cũng phải là điều tốt đối với bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích. Phân của hội chứng này thường không lẫn máu, nếu đi ngoài ra máu, cần kiểm tra với bác sĩ vì có thể bạn mắc bệnh đại tràng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các biểu hiện như đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi, mất ngủ, thường xuyên đánh rắm và lúc nào cũng cảm thấy buồn đại tiện.
Biến chứng của hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm, nhưng vẫn để lại những biến chứng khó chịu cho bệnh nhân. Đặc biệt, nếu bạn tiêu chảy và táo bón liên tục, bạn có thể bị bệnh trĩ nặng. Ngoài ra, bệnh cũng làm người bệnh chán ăn, mệt mỏi, không nạp đủ các chất dinh dưỡng nên gầy gò, bị suy dinh dưỡng.
Ảnh hưởng tâm lý của hội chứng ruột kích thích đến bệnh nhân là biến chứng nghiêm trọng nhất. Bệnh nhân luôn mệt mỏi, cảm thấy bụng dạ khó chịu, hay đi ngoài. Lâu ngày sẽ sinh phiền muộn, chán nản, trầm cảm.
Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
Vì chưa làm rõ nguyên nhân hội chứng ruột kích thích là gì nên chưa có một biện pháp phòng ngừa chuẩn mực nào. Tuy nhiên, để giúp bạn phòng bệnh hội chứng ruột khó chịu này, Gia Dụng Việt mách bạn vài mẹo nhỏ như sau:
- Chú ý ăn uống khoa học, nên ăn đúng bữa, đúng giờ, không bỏ bữa.
- Ăn nhiều chất xơ, bổ sung từ rau củ quả.
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn cay.
- Uống nước thường xuyên.
- Tránh các đồ uống có gas, đồ uống có cồn, chất kích thích như cà phê.
- Không ăn thức ăn không bảo quản kỹ, không ăn đồ khó tiêu.
- Nên sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc men tiêu hóa thường xuyên.
- Tập thể dục, vận động thể chất ít nhất 20 phút mỗi ngày. Có thể sử dụng các máy chạy bộ, ghế massage toàn thân trong nhà để hạn chế ra đường thời buổi dịch bệnh.
- Rèn luyện các thói quen lành mạnh như đọc sách, đan len, nuôi thú cưng, trồng hoa,….để thư giãn.
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc và các thay đổi trong ăn uống cũng như lối sống. Nếu bệnh nhẹ, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm khi bạn kiên trì làm theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Không ăn các thực phẩm làm chướng bụng, đầy hơi: Triệu chứng bệnh này sẽ làm bạn cảm giác nặng bụng. Vì vậy bạn nên tránh ăn đồ sống, uống nước ga, đồ ngọt để không làm bệnh nặng hơn.
Không ăn đồ chứa gluten: Nếu ngưng ăn các đồ ăn chứa gluten, bạn sẽ kiểm soát được chứng tiêu chảy.
Không ăn thực phẩm chứa đường lên men: ngũ cốc, chế phẩm từ sữa cùng vài loại rau củ khác. Bạn không nên ăn những món này thường xuyên để kiểm soát bệnh hội chứng ruột kích thích. Nếu muốn ăn, hãy ăn ít một.
Đơn thuốc điều trị
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị táo bón, nhuận tràng, men tiêu hóa,…cho bệnh nhân để kiểm soát chứng táo bón và tiêu chảy.
- Thuốc trị táo bón phải kể đến là thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ (Natufib), thuốc nhuận tràng thẩm thấu (sorbitol, lactulose) và thuốc nhuận tràng kích thích (bisacodyl) và thuốc trị táo bón khác như prucalopride.
- Thuốc trị tiêu chảy: Các loại thuốc không kê toa có thể trị tiêu chảy nhưng gây chướng bụng tạm thời, ví dụ 2 loại thuốc loperamide và cholestyramine.
- Thuốc kháng acetylcholin chống co thắt: thuốc hỗ trợ giảm co thắt ruột, người bị cườm nước nên chú ý khi sử dụng thuốc (thuốc dipropyline,..).
- Thuốc chống trầm cảm: nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích và trầm cảm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc ức chế SSRI. Nếu bạn chỉ có triệu chứng hội chứng ruột kích thích, bác sĩ sẽ chỉ kê thuốc liều thấp, giúp bạn khỏi đau và táo bón.
Rèn luyện lối sống lành mạnh
Đôi khi, chỉ cần thay đổi vài thói quen trong chế độ ăn uống, lối sống sẽ giúp bạn không bị các triệu chứng này hành hạ.
- Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn, có thể tìm thấy chất xơ trong ngũ cốc, trái cây, rau, các loại đậu. Hoặc bạn có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ thay thế các đồ ăn nếu không muốn bị đầy bụng. Đồng thời uống nhiều nước mỗi ngày.
- Không nên sử dụng các thực phẩm như cà phê, chế phẩm từ sữa, các món ăn tạo ngọt không chứa đường. Hạn chế bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, đậu nếu bạn thường xuyên bị đầy bụng.
- Ăn uống đầy đủ, ăn đủ 3 bữa một ngày và mỗi bữa đều phải đủ các nhóm chất xơ, protein, tinh bột.
- Tập thể dục thường xuyên: tập thể dục giúp đường ruột hạn chế co thắt làm bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Nếu bạn không tập được các bài tập nặng, hãy nhẹ nhàng vận động, nhưng nhớ thực hiện kiên trì,
Các thông tin trên đây đã khép lại bài viết lý giải hội chứng ruột kích thích là gì cho bạn đọc của Gia Dụng Việt. Hy vọng bạn đọc đã nắm được kiến thức bổ ích về căn bệnh đường ruột phổ biến này.
Bên cạnh các biện pháp phòng tránh bệnh mà chúng tôi vừa tổng hợp trên đây, bạn có thể sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Nổi bật nhất hiện nay đó là dòng máy mát xa chân được tích hợp công nghệ xoa bóp day ấn huyệt đạo bàn chân. Nhờ đó, mọi cơ quan trên cơ thể đều được chăm sóc, hạn chế tối đa những bệnh lý nguy hại đến sức khỏe.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn