Huyết áp thấp hay còn gọi là tụt huyết áp. Ở giai đoạn nhẹ thì không cần phải điều trị chứng bệnh này. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm dẫn đến các bệnh về tim mạch, bệnh nhân bị co giật, chóng mặt, bất tỉnh nhân…
Xem nhanh nội dung
Huyết áp thấp là bệnh lý gì?
Là quá trình huyết áp bị giảm bất ngờ xuống mức thấp dưới 90/60 mmHg. Huyết áp thấp có thể dẫn đến quá trình mạch bị co vì thể tích trong máu bị giảm đi. Huyết áp thấp được hiển thị bằng huyết áp tâm trương và tâm thu. Huyết áp tâm thu sẽ biểu thị số đầu tiên (thường sẽ cao) khi tim co bóp và đầy máu sẽ tạo ra áp lực trong long động mạch. Huyết áp tâm trương biểu thị số thứ 2, là áp lực trong long động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa 2 lần bóp. Do đó, nếu huyết áp thấp hơn 90/60 nghĩa là bạn bị huyết áp thấp
- Huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg
- Huyết áp trương thu thấp hơn 60 mmHg
Tụt huyết áp là biểu hiện của nhiều bệnh lý hiện nay, gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là người lớn tuổi. Tuy nhiên, khi bạn ngồi lâu và đứng lên hay đứng quá lâu có thể dẫn đến giảm huyết áp. Quá trình này được gọi là tư giảm huyết áp hay tụt huyết áp tư thế đứng.
Bạn có thể kiểm tra huyết áp bằng cách sử dụng máy điện tử đo huyết áp hay kiểm tra tại các trung tâm y tế. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tự theo dõi số đo huyết áp bằng các biểu hiện sức khỏe bên ngoài cơ thể. Các biểu hiện điển hình của bệnh nhân huyết áp thấp như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, đau đầu khi thay đổi tư thế bất thường, mệt mỏi, căng thẳng.
Nguyên nhân làm giảm huyết áp
Một vài nguyên nhân điển hình dẫn đến huyết áp thấp như:
- Cơ thể bị mất nước : do bị đổ mồ hôi nhiều, tiêu chảy, hay mất máu dẫn đến cơ thể bị mất nước và bị suy nhược, gây ra hoa mắt, chóng mặt.
- Xuất hiện các cơn choáng váng, ngất bất ngờ
- Sử dụng một số loại thuốc gây ra phản ứng ngược khi dung như: thuốc chống trầm cảm, ngăn ngừa canxi, thuốc gây tê, lợi tiểu, nitrat…
- Thay đổi tư thế bất ngờ, khi bạn đứng quá nhanh từ tư thế ngồi hoặc nằm, áp lực của cơ thể sẽ khiến máu bị tích tụ trong các tĩnh mạch ở bàn chân và khó khăn trong việc quay trở lại tim và dẫn đến tụt huyết áp
- Sử dụng một số loại thuốc hay thực phẩm, nọc độc của côn trùng gây ra dị ứng được gọi là kháng phản vệ. Khi gặp phải quá trình này, ngoài việc nó khiến người bệnh bị tụt huyết áp, thì còn có thể bị nổi mề đay, khó thở và khè khè do cổ họng bị sưng và đường thở bị co thắt.
- Người bị rối loạn đái tháo đường hay bị các bệnh về ngoại biên thần kinh
- Mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây giảm huyết áp
- Người hay nhịn ăn, không đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể: không cung cấp đủ vitamin B12 và folate cho cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, là quá trình cơ thể không cung cấp đủ tế bào huyết đỏ, dẫn đến huyết áp thấp.
- Người bị thiếu máu, mất máu: mất máu do bị vết thương hở hay quá trình chảy máu trong cơ thể làm lưu lượng máu bị giảm dẫn đến quá trình tụt huyết áp nguy hiểm.
Triệu chứng huyết áp thấp
Sau đây là một số triệu chứng cụ thể báo hiệu bệnh huyết áp thấp
- Căng thẳng, mỏi mệt: biểu hiện này thường xuyên xuất hiện vào buổi sáng, bệnh nhân sẽ cảm thấy trạng thái tâm lý uể oải, tinh thần mỏi mệt, các bộ phận trên cơ thể rã rời không thể làm được việc gì
- Đau đầu, chóng mặt: mỗi bệnh nhân sẽ xuất hiện các cơn đau đầu khác nhau, vùng đỉnh đầu thường sẽ bị đau nặng nhất, sau mỗi lần hoạt động mạnh hay stress sẽ đau hơn gấp bội lần, như búa bổ
- Choáng, bị ngất: Nếu ở mức độ nặng, người bệnh có thể bị ngất đột ngột
- Thị lực suy giảm: thị lực suy giảm làm mắt bị mờ, nhìn mọi vật không rõ và bị nhòe.
- Mắt hoa, choáng váng, tiền đình khi thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi hoặc nằm sang đứng, hay khi đứng liên tục nhiều giờ
- Không tập trung được: khi người bệnh bị tụt huyết áp sẽ dẫn đến không cung cấp đủ máu cho cơ thể, việc này khiến các tết bào não không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy để nuôi dưỡng, dẫn đến mất tập trung và không tập trung được trong công việc thường ngày
- Tim đập mạnh và nhanh: Quá trình huyết áp tụt quá nhanh, dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy, dẫn đến việc tim và phổi phải hoạt động hết công suất để cung cấp oxy cho co thể, điều này khiến tim đập nhanh và mạnh hơn so với bình thường
- Mặt bị đỏ, hay có cảm giác bồi hồi, lo lắng
- Buồn nôn: có cảm giác buồn nôn và nôn khan vào buổi sáng là triệu chứng của huyết áp thấp
- Mất trí nhớ tạm thời
- Cơ thể bị suy nhược: quá trình tụt huyết áp kéo dài khiến bệnh nhân bị mệt mỏi dẫn đến suy nhược cơ thể nghiêm trọng, gầy gò, xanh xao, hốc hác.
Điều trị huyết áp thấp hiệu quả tại nhà
Để điều trị chứng huyết áp thấp hiệu quả bạn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày và thói quen tập luyện thể dục, cũng như tư thế đứng, ngồi và nằm.
Xem thêm: Huyết áp cao [Nguyên nhân][Triệu chứng][Cách điều trị] tại nhà hiệu quả
Dinh dưỡng cho cơ thể
Bất kể một chứng bệnh nào cũng đều do quá trình ăn uống, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể không phù hợp và khoa học. Bạn nên thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình nếu như đang có dấu hiệu bị huyết áp thấp.
- Nên ăn thức ăn mặn hơn bình thường trong một thời gian nhất định để giúp huyết áp ổn định và được cân bằng lại, giúp bạn kiểm soát và theo dõi được tình trạng bệnh, đồng thời việc ăn mặn có tác dụng giữ nước cho cơ thể không bị mất nước quá nhanh.
- Quá trình này bạn không nên giảm cân theo bất kỳ chế độ nào, ăn đủ bữa và đủ chất. Có thể sử dụng cà phê để giúp điều chỉnh và ổn định huyết áp.
Lối sống lành tính
- Hãy điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh và phù hợp để có một sức khỏe ổn định: nói không với rượu bia, thuốc lá, thuốc lào, shisha…
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên , rán, đồ ăn nhanh để tránh cơ thể bị tăng cân, thừa cân dẫn đến đái tháo đường, bệnh tim mạch.
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, không nên làm việc quá sức hay thức quá muộn.
- Thể dục thường xuyên nhẹ nhàng bằng cách : đi bộ, chạy chậm, bơi lội, bóng chuyền, cầu lông….
- Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống khoa học lành mạnh sẽ giúp cơ thể duy trì được sức khỏe ổn định, tốt cho quá trình điều trị bệnh huyết áp thấp hiệu quả và nhanh chóng đẩy lùi được bệnh lý này.
Phòng ngừa huyết áp thấp hiệu quả tại nhà
Để phòng tránh việc này, bạn cần thường xuyên:
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Chế độ ăn khoa học và đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể: ăn cơm, thịt nạc, thịt gà, thịt bò, hải sản, rau xanh, hoa quả.
- Ăn củ cải đường
- Thức ăn mặn hơn bình thường
- Thay đổi tư thế một cách thật chậm rãi và từ từ, không được vội vàng và bất ngờ.
- Tấm nước ấm pha gừng và muối thường xuyên
- Ngâm chân với nước ấm pha gừng và muối trước khi đi ngủ khoảng 15p
- Thường xuyên kiểm tra và theo dõi huyết áp của cơ thể.
- Mát xa và thư giãn với máy massage hoặc đệm massage để tăng cường máu huyết lưu thông, tăng cường quá trình trao đổi chất, cải thiện tình trạng tăng huyết áp.
Huyết áp thấp thường thấy ở người lớn tuổi nhưng đang có xu hướng trẻ hóa và gây nhiều nguy hiểm. Việc điều trị huyết áp thấp không hề khó, người bệnh chỉ cần thay đổi việc sinh hoạt, áp dụng chế độ ăn đủ dinh dưỡng. Đối với người lớn tuổi khi bị huyết áp thấp nên theo dõi huyết áp thường xuyên để có xử lý kịp thời nếu huyết áp tụt thấp đột ngột.
Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả gia đình tốt nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn