Lá sen là một loại lá quen thuộc với nhiều người bởi nó thường được dùng để gói xôi, cốm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nó còn chứa nhiều thành phần dược chất có lợi cho sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc lá sen có tác dụng gì và cách dùng đem lại hiệu quả cao nhất. 

Đặc điểm của lá sen

Sen là một loài thực vật sống dưới nước, các bộ phận của cây hầu hết đều có thể dùng như một loại dược liệu tự nhiên trong nhiều bài thuốc.

Lá sen có màu xanh lục, đường kính khoảng 30 – 60cm, khi ăn sẽ có vị hơi đắng, mùi thơm nhẹ. Dược liệu thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu, khi cây sen bắt đầu nở hoa. Việc sơ chế cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần cắt lá, bỏ cuống, rửa hoặc lau sạch, sau đó đem thái nhỏ và phơi đến khi khô là được. 

Đặc điểm của sen

Trong bảng thành phần của loại lá này có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như tannin, flavonoid, quercetin,… cùng các loại khoáng chất thiết yếu khác. Cụ thể thành phần trong lá sen như sau:

  • 70kcal năng lượng
  • 2g Lipid
  • 28.5g Natri
  • 30mg Kali
  • 4.3g Protein
  • 105% Vitamin A
  • 18.8% Vitamin C
  • 22.3% Canxi
  • 16.5% Sắt

>>> Xem thêm:

Lợi ích bất ngờ của củ sen đem lại cho sức khỏe 

Các tác dụng nổi bật nhất của hạt sen đối với sức khỏe

Lá sen có tác dụng gì? 

Dưới đây sẽ là 7 tác dụng nổi bật nhất của lá sen và cách sử dụng hiệu quả bạn có thể tham khảo.

Hạn chế tình trạng mất nước

Sau khi bị tiêu chảy, nước mất đi theo phân khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước và điện giải. Với thành phần giàu kali và natri, lá sen có thể bổ sung điện giải đã mất cho cơ thể, giúp cân bằng điện giải và hạn chế tình trạng rối loạn điện giải. Đồng thời, natri còn giúp ổn định trong cơ thể, hạn chế tình trạng mất nước. 

Chính vì thế, loại lá này sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiêu chảy, tránh tình trạng mất nước và rối loạn điện giải. Để khắc phục, bạn chỉ cần lấy lá sen non rửa sạch, để ráo rồi xay nhuyễn, chắt lấy nước và chia thành nhiều lần, dùng uống hết trong ngày là được. 

Chữa mất ngủ

Vitamin B6 có trong loại lá này sẽ giúp cơ thể sản sinh ra chất serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh tham gia điều hòa nhịp thức ngủ của cơ thể. Từ đó, cải thiện tâm trạng, tránh tình trạng bứt rứt, căng thẳng, trước khi đi ngủ, nhờ vậy bạn có thể chìm sâu vào giấc ngủ tốt hơn. 

Mặc khác, vitamin B6 còn có khả năng làm giảm nồng độ axit amin homocysteine trong máu – đây là một chất liên quan đến stress và trầm cảm, giúp bạn không còn lo nghĩ nhiều trước khi đi ngủ, hỗ trợ một giấc ngủ ngon và sâu.

Cách sử dụng lá sen chữa mất ngủ cũng vô cùng đơn giản nhưng ít người biết đến. Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 30g lá sen, đem rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ, phơi khô và sắc cùng với nước để uống. 

>>> Xem thêm: Cách dùng tâm sen chữa mất ngủ hiệu quả, an toàn ngay tại nhà

Sử dụng lá sen chữa mất được nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt

Cầm máu

Trong Đông Y, dược liệu này có tác dụng đến kinh can, tỳ, vị, giúp tăng cường lưu thông máu, qua đó giúp cầm máu hiệu quả. Bảng thành phần của loại lá này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid, đặc biệt là quercetin có tác dụng chống viêm, giúp tái tạo lại mạch máu, làm máu nhanh cầm hơn, từ đó hạn chế hiệu quả tình trạng băng huyết, chảy máu cam hay đi cầu ra máu. 

Muốn đạt được tác dụng này, bạn có thể dùng 12g rau má, 40g lá sen, đem sao vàng rồi thái nhỏ và sắc cùng với 400ml nước đến khi cạn còn 100ml thì tắt bếp, chia đều thành 2 lần uống hết trong ngày. 

Ngoài ra, khi bị ho ra máu ở giai đoạn đầu cũng có thể dùng lá sen để ức chế bằng cách sắc chúng cùng với ngó sen, trắc bá, sinh địa, ngải cứu, sau đó thái nhỏ, phơi khô và sắc lấy nước uống. 

Cải thiện vóc dáng

Lá sen có thể giúp bạn no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn. Đồng thời nó còn có tác dụng tăng tốc độ chuyển hóa và tăng tiêu hóa năng lượng, từ đó giúp cơ thể duy trì cân nặng một cách ổn định, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. 

Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng khoảng 60g lá sen, 10g hạt ý dĩ, 10g sơn tra tươi, 5g vỏ quất, rửa sạch các nguyên liệu rồi đem sắc, lấy nước uống thay trà liên tục trong vòng 100 ngày kết hợp cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên, vóc dáng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Lá sen có thể giúp bạn duy trì cân nặng một cách ổn định

Giải nhiệt, phòng trị cảm nắng

Trong Đông y, dược liệu có tính mát, giúp ôn lượng, trung hòa lượng nhiệt tỏa ra của cơ thể khi trời nắng nóng, từ đó giải nhiệt và phòng trị cảm nắng hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng kali và natri dồi dào trong loại lá này còn giúp bổ sung các chất điện giải, cân bằng với điện giải đã mất đi theo mồ hôi dưới thời tiết nắng nóng, tránh tình trạng hạ kali máu có thể dẫn tới nguy cơ tử vong. 

Để nhận được lợi ích này, bạn chỉ cần chuẩn bị 10g lá sen và 6g kim ngân hoa, đem sắc để lấy nước uống thay trà mỗi ngày hoặc khi thấy khát. 

Chữa rối loạn mỡ máu

Lá sen có thể kích thích tiết ra cholecystokinin – một loại hormone kích thích hệ tiêu hóa chất béo và protein, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở ruột non. Từ đó, đẩy mạnh quá trình trao đổi cholesterol từ mô về gan, giúp thải cholesterol thừa ra khỏi cơ thể. 

Bên cạnh đó, hàm lượng kali và natri lý tưởng còn giúp trung hòa lượng cholesterol trong cơ thể, qua đó duy trì mỡ máu ở mức ổn định. Cách dùng lá sen chữa rối loạn mỡ máu cùng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:

– Cách 1: Dùng 3g lá sen, 6g quyết tử ninh, đem rửa sạch, để ráo rồi sấy khô, sau đó xay thành bột mịn rồi cho vào bình cùng 300ml nước để uống cả ngày.

– Cách 2: 20g lá sen, 20g hạ khô thảo, 20g mạn kinh tử, 5 quả ô mai, đem tất cả đi sắc cùng 200ml nước, mỗi ngày uống một lần. 

Sử dụng lá sen và các dược liệu khác để chữa rối loạn mỡ máu đem lại hiệu quả cao

Giảm mụn nhọt, viêm sưng

Nhờ có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, sử dụng dược liệu này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm đỏ, giảm sưng, làm giảm tình trạng viêm vùng mụn nhọt do vi khuẩn gây nên. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng vitamin A lý tưởng, có thể giúp kích thích sản sinh tế bào da mới giúp thay thế các tế bào da cũ bị tổn thương bởi vi khuẩn gây mụn nhọt. 

Để chữa mụn nhọt, giảm viêm sưng bạn hãy rửa sạch lá sen, sau đó đem giã nát rồi đắp vào vùng da bị nhọt. 

Chữa máu hôi sau sinh

Sau sinh, một lượng lớn máu ở tử cung không được đẩy ra ngoài, do lúc này các cơ tử cung không còn hoạt động linh hoạt như bình thường. Theo Đông y, dược liệu này có tác dụng đến kinh can, tỳ, vị nên có thể giúp hoạt huyết, kích thích cơ tử cung co bóp, giúp đẩy máu hôi sau sinh ra ngoài một cách hiệu quả. 

Các mẹ chỉ cần dùng khoảng 20 – 30g lá sen, tán mịn, uống với nước hoặc sắc với 200ml nước, uống 1 lần/ngày là được. 

Chữa đau mắt

Trong thành phần của loại lá này có chứa chất chống oxy hóa là flavonoid và tanin với tác dụng sát khuẩn, chống viêm, từ đó giúp làm giảm tình trạng đỏ, nhức ở mắt. Thêm thành phần vitamin C sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tình trạng viêm nhiễm.

Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị lấy 10g lá sen tươi (khô), 4g cúc hoa vàng, 20g ngải cứu, 20g trắc bá, sau đó cho hết tất cả vào một chiếc ấm, sắc cùng với 3 lít nước lọc đến khi còn 2/3 thì tắt bếp. Lấy nước chia đều thành 2 phần để uống hết trong ngày.

Lá sen khô hoặc tươi kết hợp cùng các dược liệu khác giúp làm giảm tình trạng đỏ, nhức ở mắt.

Chữa biến chứng do tăng huyết áp

Các chất như flavonoid có tác dụng chống các chất oxy hóa, giúp làm bền vững thành mạch, máu được lưu thông tốt hơn và làm giảm các vấn đề về tim mạch một cách hiệu quả. Mặc khác, lá sen còn có tác dụng là giảm mỡ máu, nhờ vậy nó có thể hạn chế quá trình tích tụ mỡ máu, tránh xơ vữa thành mạch và hạn chế yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp.

Để chữa các biến chứng do tăng huyết áp, bạn có thể dùng 20g lá sen kết hợp cùng 12g đỗ trọng, 12g cam thảo, 10g mạch môn, 10g sinh địa, 10 tang ký sinh, 10g bạch thược, sau đó đem tất cả đi sắc cùng với 1 lít nước lọc, lấy nước uống ngày 1 lần.

Ai không nên sử dụng lá sen?

Mặc dù là một loại dược liệu rất có lợi cho sức khỏe, nhưng không phải cũng có thể sử dụng được. Một số đối tượng dưới đây cần lưu ý:

  • Những người có tiền sử huyết áp thấp không nên dùng do không thể kiểm soát được mức độ hạ huyết áp mà lá sen mang lại. 
  • Những người có thể trạng hàn, chân, tay lạnh không nên dùng, do có thể làm tăng tính hàn của cơ thể, khiến tim đập nhanh hơn, gây khó chịu và bứt rứt.
  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, đang mang thai và cho con bú cũng không nên dùng lá sen. 
Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng lá sen không phù hợp cho tất cả mọi người

Những điều cần chú ý khi sử dụng lá sen

Trước khi sử dụng dược liệu này để chữa bệnh, bạn nên chú ý những điều sau để đạt được hiệu quả tốt nhất khi dùng. 

  • Tránh dùng lá sen cùng với các sản phẩm giảm cân khác, vì có thể khiến cân nặng giảm quá mức gây ảnh hưởng đến cơ thể. 
  • Hạn chế dùng dược liệu này lâu dài vì có thể gây nên tiêu chảy. 
  • Thời gian sử dụng tốt nhất là trước khi ăn khoảng 30 phút hoặc sau khi ăn khoảng 60 phút. 
  • Tránh uống khi đói vì có thể gây tác động động tiêu cực tới hệ tiêu hóa. 
  • Không lạm dụng lá sen để tránh các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Ở nước ta, sen được trồng rất nhiều nơi nên việc tìm kiếm lá sen và các sản phẩm từ dược liệu này không hề khó khăn. Nhưng bạn cũng cần cẩn thận chọn mua những nơi uy tín để đạt được kết quả tốt nhất khi sử dụng nhé. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như cách dùng lá sen để điều trị một số vấn đề về sức khỏe. 

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)