Bệnh thiếu máu cơ tim hay còn được gọi là bệnh mạch vành tim. Đây là bệnh lý tim mạch phổ biến hiện nay, nó có nhiều khả năng gây ra biến chứng đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe. Việc nhận biết sớm về bệnh, có hướng điều trị ngay từ khi mới phát bệnh thì việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim có nhiều tên gọi khác nhau như thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh mạch vành tim. Đây chính là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu lên tim bị thiếu hụt, khiến cho tim mạch không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tổng máu. Lượng máu lên tim bị giảm đi là hậu quả chính của sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ những tổn thương của cơ tim, nhiều trường hợp còn dẫn đến loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.

Sự thiếu hụt máu lên cơ tim sẽ làm giảm khả năng bơm của tim, gây ra nhiều tổn thương cho cơ tim, nhiều trường hợp thiếu hụt nhiều máu trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim , nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành có thể là tiềm ẩn gây ra việc nhồi máu cơ tim.

thiếu máu cơ tim

Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Bệnh này không chỉ gây ra những cơn đau nhức vùng ngực mà nó còn ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn có thể đẩy người bệnh vào tình trạng nguy hiểm bất cứ lúc nào như suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim. Một khi đã thiếu hụt lượng máu lên cơ tim, dù xuất hiện triệu chứng hay không có triệu chứng thì đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng đến công việc.

Các biến chứng của bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào loại bệnh bạn mắc phải là gì, có đau ngực nhiều không? Nếu như không có cảm giác đau tức vùng ngực thì được gọi là bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng, việc này thường gặp đối với những người bệnh đái tháo đường, người cao tuổi, bệnh tim mạch.

Thieu Mau Co Tim 2
Thiếu máu cơ tim rất nguy hiểm nó có thể kéo theo suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim

Các triệu chứng bệnh thiếu máu cơ tim thường gặp

Một số người bệnh về thiếu máu cục bộ cơ tim không biểu hiện rõ ràng triệu chứng bệnh. Ngoài ra, khi những dấu hiệu bệnh đã xuất hiện, phổ biến nhất là những cơn đau tức vùng ngực xuất hiện thì thường là đau phía bên trái của cơ thể.

Đối với bệnh nhân nữ giới, người cao tuổi, người bị đái tháo đường thường có những biểu hiện bệnh rõ ràng hơn, dễ dàng nhận biết hơn bao gồm các triệu chứng như:

  • Đau nhức vùng cổ, hoặc hàm
  • Đau nhức vai gáy, cánh tay
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Khó thở khi vận động toàn thân
  • Cảm giác buồn nôn, và nôn
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Cảm giác mệt mỏi, khó chịu
  • Toát mồ hôi lạnh
  • Nặng ngực, đau thắt ngực
  • Chóng mặt

Nếu như những cơn đau nhức thắt ngực trong vòng 30 phút thì đây chính là biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim cấp tính.

>>Xem thêm: Thiếu máu cơ tim thầm lặng

Thieu Mau Co Tim 3

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu cơ tim

Do gen di truyền

Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh về tim mạch sớm trước tuổi 55, bị đột quỵ não, hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn lipid huyết, đái tháo đường, béo phì,. Đây là những đối tượng dễ bị thiếu máu lên cơ tim.

Do chế độ ăn uống không phù hợp, lối sống không lành mạnh

Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, nếu như không thường xuyên bổ sung đủ chất dinh dưỡng, canxi. Việc ăn uống không hợp lý, lối sống không lành mạnh, sản sinh máu không đủ, không đủ cung cấp lên cơ tim sẽ gây ra bệnh thiếu hụt máu cơ tim.

Do người bị mắc một số căn bệnh mãn tính

  • Xơ vữa động mạch vành tim: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất do sự tích tự chất béo và canxi trong lòng động mạch vành. Bệnh xơ vữa động mạch vành làm giảm lượng máu lên tim để nuôi tim, khiến cho cơ tim không nhận đủ chất oxy, và những dưỡng chất khác, gây ra tình trạng đau thắt ngực, nặng ngực, khó chịu ở lồng ngực
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh này có liên quan mật thiết, làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim và hàng loạt những vấn đề về tim mạch khác.
  • Bệnh tăng huyết áp: Bệnh này theo thời gian có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch làm tổn thương đến những động mạch vành.
  • Bệnh béo phì: Tình trạng thừa cân, béo phì dễ dẫn đến tiểu đường, cao huyết áp và tăng mức cholesterol ở trong máu.
  • Huyết khối trong lòng mạch vành: Do mảng xo vữa bị nứt vỡ tạo ra những cục máu đông, gây cản trở dòng máu đi qua động mạch vành tới nuôi cơ tim. Đây là nguyên nhân gây ra thiếu máu cơ tim, gây ra những cơn đau nhức vùng ngực không ổn định và cơn nhồi máu cơ tim.
  • Co thắt mạch vành: Do rối loạn chức năng nội mô ở hệ vi mạch vành. Hệ vi mạch vành bao gồm những mạch máu và mao mạch nhỏ, nội mô là lớp lót của tát cả những mạch máu trong cơ thể và đóng vai trò như lớp rào chắn giữa dòng máu và thành mạch.

Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân là xơ vữa động mạch, hút thuốc lá mỗi ngày làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông
  • Lối sống lười vận động: Thiếu hoạt động thể dục thể thao, lười tập luyện thể chất sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.
Thieu Mau Co Tim 4

Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi không?

Thay đổi lối sống lành mạnh

Ăn nhiều rau xanh, trái cây

Hầu hết những loại rau xanh, trái cây đều rất tốt cho cơ thể mỗi chúng ta. Đối với người bệnh thiếu máu cần bổ sung nhiều hơn để bổ sung dưỡng chất cần thiết như vitamin, khoáng chất, chất xơ, nhưng lại chứa ít cali. Ngoài ra, chất xơ có trong những loại rau xanh và trái cây cũng giúp tăng cường nồng độ cholesterol trong máu.

Tập thể dục thể thao mỗi ngày

Việc tập luyện đều đặn những bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như yoga, đạp xe, đi bộ, bơi lội… Sẽ là những bài tập phù hợp nhất với mục tiêu tăng cường quá trình lưu thông máu, giảm hành hình cục máu đông và đồng thời nó cũng giúp tăng cường chức năng hoạt động cơ tim.

Không hút thuốc lá để ngăn chặn thiếu máu cơ tim

Trong thuốc lá có chứa chất nicotin gây ra tình trạng co thắt vành và gây ra xơ vữa mạch máu nên bạn cần từ bỏ ngay thuốc lá nếu như đang hút, và không hút cũng tránh xa những khói thuốc lá.

Kiểm tra sức khỏe, chỉ số thường xuyên

Bạn nên hình thành thói quen kiểm soát huyết áp, cholesterol máu và đường huyết thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và xử lý nếu như có những hiện tượng bất thường.

Giảm cân

Bạn nên thường xuyên tập thể dục, ăn uống sinh hoạt khoa học để kiểm soát cân nặng của mình. Chứng béo phì hoặc thừa cân khiến cho tim mạch phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ oxy, dưỡng chất cần thiết nuôi cơ thể nên có thể gây ra tình trạng suy tim, những bệnh lý đang tiềm ẩn khác.

Bổ sung những thực phẩm giàu chất béo tốt

Những loại như dầu oliu, dầu đậu phộng, những loại hạt, bơ, cá, quả óc chó… là những loại chất béo giúp cải thiện mức cholesterol có trong cơ thể người thiếu máu cơ tim nên bổ sung.

Giảm lượng muối, và dầu mỡ

Thông thường thói quen ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, có muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường gây tổn thương đến mạch máu. Điều này sẽ tăng nguy cơ mắc những bệnh tim mạch, mạch vành, đau tim và đột quỵ

Không sử dụng những chất kích thích

Rượu, bia, cà phê có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tim mạch của chúng ta, khiến cho sức khỏe người bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim bị suy giảm trầm trọng, nếu như muốn bệnh nhanh chóng khỏi thì cần tránh xa những chất kích thích này.

Kiểm soát stress

Hãy tìm những cách tốt nhất như sử dụng ghế massage, đi xem phim… để giảm cảm giác lo lắng, mệt mỏi và căng thẳng.

Thieu Mau Co Tim 5

Dùng thuốc theo liệu trình của bác sỹ

Sử dụng thuốc tây y

Muốn chữa được bệnh thiếu máu cơ tim theo phương pháp Tây y, bác sỹ có thể chỉ định bạn sử dụng những nhóm thuốc có chứa nitrat, betaloc. Những loại thuốc này giúp giãn mạch, giảm mức tiêu thụ của oxy len cơ tim và giảm những cơn đau nhức vùng thắt ngực.Nhóm thuốc thường được bác sũ chỉ định sử dụng như:

  • Aspirin
  • Nitrat
  • Chẹn beta
  • Chẹn kênh canxi
  • Ức chế men chuyển angiotensin
  • Ranolazine
Thieu Mau Co Tim 6

Phẫu thuật

Việc sử dụng thuốc tây y cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sũ để việc điều trị mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Nếu như việc điều trị bằng thuốc tây không mang lại hiệu quả cao, bệnh ở mức nghiêm trọng thường được bác sỹ chỉ định phẫu thuật như:

  • Nong và đặt stent: Thường thì bác sỹ sẽ đưa một đoạn ống dẫn thông rất mỏng vào phần hẹp trong động mạch của người bệnh. Sau đó, dùng một sợi dây và một quả bóng nhỏ được luồn vào khu vực đang bị hẹp này và bơm căng để mở rộng động mạch. Một cuộn dây lưới thép nhỏ còn được gọi với cái tên là stent, sẽ được đưa vào bên trong để giữ cho động mạch mở ra.
  • Bắc cầu động mạch vành: Đây chính là loại phẫu thuật tim hở, sử dụng một đoạn mạch từ một bộ phận khác trong cơ thể để tạo ra một cành ghép, cho phép máu lưu thông xung quanh động mạch vành mà đang bị tắc nghẽn.

Như vậy, bệnh thiếu máu cơ tim cũng rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm va có phương pháp can thiệp kịp thời. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải hiểu về bệnh lý này và thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để kiểm soát được tình trạng sức khỏe cơ thể. Chúc quý khách dồi dào sức khỏe!

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (3)

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì?
Thiếu máu cơ tim cần có chế độ ăn uống nghiêm ngặt, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tránh ăn đồ chiên dầu, đồ ăn nhanh, bánh kẹo nhiều đường, đồ uống có gas
Thiếu máu cơ tim có chữa được không?
Có. Chỉ cần bạn có chế dộ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, kết hợp với liệu trình điều trị của bác sỹ bệnh tình sẽ nhanh chóng dần hồi phục
Thiếu máu cơ tim có sinh con được không?
Theo bác sỹ chuyên khoa tim mạch cho biết: thiếu máu cơ tim giai đoạn 1 và 2 có thể sinh con được, còn ở giai đoạn 3 thì không nên sinh con.
Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.