Thiếu máu cơ tim thầm lặng là tình trạng xuất hiện các cơn đau tim nhưng không xuất hiện các biểu hiện rõ ràng, khó nhận biệt và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim thầm lặng, làm tăng tỉ lệ tử vong của người bệnh. Do đó, để nhận biết sớm bệnh lý này bạn cần phải hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới đây.
Xem nhanh nội dung
Thế nào là thiếu máu cơ tim thầm lặng
Thiếu máu cơ tim thầm lặng hay còn được gọi là “thiếu máu cơ tim yên lặng” là quá trình ứ đọng của 1 hay nhiều nhánh động mạch vành làm suy giảm hàm lượng máu nhiều oxy để nuôi dưỡng tim. Tuy nhiên, người bệnh lại không có các dấu hiệu cụ thể như: thở khó, ngực đánh trống, đau ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn.
Đây là một bệnh lý thầm lặng và không hề có triệu chứng rõ ràng để nhận biết. Nhưng bạn có thể theo dõi bằng cách kiểm tra sức khỏe, điện tim đồ định kỳ hàng năm để có thể phát hiện ra điều bất thường bên trong trái tim. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu cơ tim yên lặng cốt lõi là do các mảng cholesterol vẫn có sự ổn định, không hề có dấu hiệu bị vỡ ra, chỉ tích tụ trong thành động mạch vành gây ra tình trạng hẹp động mạch, giảm hàm lượng máu nuôi dưỡng tim.
Lý do thiếu máu cơ tim thầm lặng không xuất hiện các cơn đau tức ngực
Để lý giải điều này, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến không xuất hiện các cơn đau tức ngực:
Do các tổn thương vẫn rất nhẹ: trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim yên lặng, thông thường mạch vành xuất hiện sự co thắt, ứ đọng chưa đủ lượng và thời gian. Vậy nên, tim chỉ thiếu một “tí xíu” lượng máu mà động mạch vành cung cấp, thời gian thiếu máu cũng chỉ ngắn hạn nên không đủ để phát triển thành một cơn đau tim.
- Do không cảm nhận được cơn đau
- Một vài trường hợp có ngưỡng đau lớn và tích lũy sự bùng nổ cơn đau tốt hơn người bình thường, thường nam giới có ngưỡng chịu đau cao hơn nữ giới.
- Xuất hiện tình trạng bất thường dẫn truyền xúc cảm đau.
- Có nhiều chất xúc tác trung gian hình thành ức chế cảm giác đau: ở bệnh nhân tiểu đường, các đường dẫn truyền thần kinh bị thương tổn khiến biểu hiện thiếu máu cơ tim nhạt nhòa hơn bình thường, khó phát hiện sớm tình trạng bệnh.
Xem thêm: Tim đập nhanh [Nguyên nhân][Biến chứng][Biện pháp kiểm soát]
Đối tượng có nguy cơ thiếu máu cơ tim thầm lặng
Đối tượng nam giới có ngưỡng chịu đau lớn, bệnh nhân tiểu đường, người béo phì, thừa cân, lười vận động, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch….có tỉ lệ mắc bệnh thiếu máu cơ tim yên lặng cao. Theo “Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ”: 2000 người độ tuổi từ 24 – 84, trong đó nam giới chiếm một nửa, không hề mắc bệnh về tim mạch. Sau 10 năm, phát hiện có 8% số người bị hẹp cơ tim, là bằng chứng của thiếu máu cơ tim thầm lặng, và hơn 80% số người không biết mình đang gặp tình trạng bệnh này.
Một số đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cơ tim thầm lặng cao:
- Bệnh nhân tiểu đường bị tổn thương dẫn truyền thần kinh, làm giảm khả năng nhận diện các cơn đau.
- Người có ngưỡng chịu đau lớn hoặc người thường xuyên sử dụng chất kích thích, béo phì, lười vận động, bệnh nhân mạch vành, huyết áp tăng hay có thể gặp ở nữ giới tuổi tiền mãn kinh.
- Người trước đó bị nhồi máu cơ tim, trải qua các cơn phẫu thuật mạch vành, động mạch vành bắc cầu.
Thiếu máu cơ tim thầm lặng có gây nguy hiểm?
Đây là một bệnh lý được xét vào diện nguy hiểm, lý do vì người bệnh không hề nhận biết được dấu hiệu của chúng dễ dẫn đến quá trình gặp các cơn nhồi máu cơ tim. Thiếu máu cơ tim yên lặng thường được so sánh với thiếu máu cơ tim có triệu chứng rõ ràng.
Nếu so về mức độ nhận biết thì thiếu máu cơ tim cấp tính dễ nhận biết và có thể điều trị kịp thời hơn tim yên lặng. Vậy có thể nói cơ tim thầm lặng khó nhận biết và phán đoán hơn cơ tim cấp tính. Tuy nhiên, cả 2 bệnh lý này đều có những hậu quả rất lớn với người bệnh:
- Nhồi máu cơ tim: sự phát triển của các mảng xơ vữa sẽ tạo nên các cục máu đông gây tắc nghẽn long mạch máu, gây nên các cơn nhồi máu cơ tim yên lặng hay cấp tính. Nhồi máu cơ tim có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân hay để lại nhiều di chứng nặng nề về sức khỏe.
- Rối loạn nhịp tim: rung nhĩ là một biến chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu cơ tim yên lặng. Nguyên nhân dẫn đến quá trình này là do cơ tim thầm lặng tạo nên sự rối loạn vận động hệ thống điện tim, dẫn đến các vết sẹo ở tim, làm quá trình dẫn truyền tín hiệu bị ảnh hưởng.
- Suy tim: thiếu máu cơ tim thầm lặng lâu ngày có thể dẫn tới suy tim.
Triệu chứng thiếu máu cơ tim thầm lặng
Các triệu chứng nhận biết của bệnh lý này vẫn còn rất u ám, mơ hồ và không dễ nhận biết, không rõ thời gian đau, cường độ cơn đau….Nhưng vẫn còn số một triệu chứng nhận biết nhạt nhòa sau:
- Cảm thấy khó chịu ở ngực, như có vật nặng đè ép lên ngực, thường chỉ diễn ra vào phút rồi lại tan biến.
- Các vùng trên có thể cảm nhận sự khó chịu, xuất hiện các cơn đau ở cánh tay, chân, lưng, cổ, hàm.
- Thở khó trước khi bị đau hay tức ngực
- Mổ hồi vùng đầu ra nhiều, nôn khan, buồn vệ sinh mà không giải quyết được.
- Khó tiêu hóa, xuất hiện ợ nóng, ợ chua.
- Cơ thể bị suy nhược
- Mất ý thức bất ngờ
Lời khuyên cho bạn là vẫn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như có thể phát hiện các căn bệnh khác kịp thời.
Phòng tránh, điều trị cơ tim thầm lặng hiệu quả
Sử dụng thuốc điều trị bệnh: đa số các bệnh nhân đều thích ứng rất tốt với thuốc, nhóm thuốc nitrat, thuốc chống đông máu, nhóm thuốc chẹn beta, nhóm thuốc chẹn kênh canxi, các chất ức chế aldosterone, thuốc lợi tiểu.
Phẫu thuật sử dụng các thủ thuật phẫu thuật can thiệp vào cơ tim để điều trị thiếu máu cơ tim yên lặng: nong mạch vành, bắc cầu động mạch vành, stent mạch vành…
Duy trì chế độ sống lành mạnh: chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh thiếu máu cơ tim yên lặng hiệu quả.
Tập thể dục đi bộ mỗi ngày 30p, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ….
Sử dụng thêm các loại máy massage và máy massage vai để xoa bóp nhẹ nhàng, thư giãn toàn cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường quá trình trao đổi chất.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng. Đây là một căn bệnh khó phát hiện và vô cùng nguy hiểm do người bệnh chủ quan không điều trị. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp bạn phát hiện, phòng tránh và xây dựng sức khỏe tốt nhất cho mình và cả gia đình.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn