Trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay thì thoái hóa khớp vai được xem như nỗi ám ảnh lớn nhất của người bệnh khi các cơn đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là những nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh lý này giúp bạn nhận biết cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng GDV Sport tìm hiểu ngay nhé.

>>> Xem thêm các chứng bệnh thoái hóa khớp thường gặp:

Thoái hóa khớp vai là bệnh gì?

Khớp vai được cấu tạo từ hai khớp chính có tên là Acromioclavicular và Glenohumeral. Khớp Trong đó, khớp Acromioclavicular thường hoạt động nhiều nhất và chịu nhiều lực tác động lên tay cũng như toàn bộ cơ thể. Theo thời gian, những tác động này dẫn đến bào mòn lớp sụn và suy giảm chức năng hoạt động của vai, tình trạng này gọi là thoái hóa khớp vai.

Người bị bệnh này nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tê liệt cổ, biến dạng khớp vai, vôi hóa khớp vai,…

>>> Xem thêm: Thoái hóa cột sống cổ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp vai

Khớp vai bị thoái hóa có thể do nhiều yếu tố khác nhau, việc xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này giúp bạn dễ dàng điều trị bệnh. Trong đó:

Khớp vai bị thoái hóa do các nguyên nhân từ bên ngoài:

  • Do chấn thương, tai nạn, va đập mạnh, chơi thể thao quá sức: điều này gây ra tác động trực tiếp đến khớp, xương, nhất là khớp vai dẫn đến thoái hóa nhanh chóng nếu không nghỉ ngơi hoặc điều trị đúng cách.
  • Do thói quen hoặc tính chất công việc: ngồi sai tư thế, ngồi nhiều, ít vận động, mang vác vật nặng, quá sức,… có thể dẫn đến những tổn thưởng ở khớp vai và biến chứng thành viêm khớp.
Ngan Ngua Dau Moi Vai Gay Cho Dan Van Phong
Ngồi nhiều, ngồi sai tư thế có thể dẫn đến khớp vai thoái hóa ở mọi lứa tuổi

Khớp vai bị thoái hóa do các nguyên nhân từ bên trong:

  • Tuổi tác: Tuổi tác càng lớn, hệ xương khớp càng lão hóa nhanh chóng dẫn đến khớp kém linh hoạt, sụn mỏng, hai đầu khớp cọ sát khi hoạt động gây tổn thương, xương giòn, dễ gãy,..
  • Dị tật bẩm sinh: Khiếm khuyết về cấu trúc xương vai hoặc xương vai yếu bẩm sinh khiến khớp vai dễ bị tổn thương, khả năng bị trật cao hơn, làm tăng nguy cơ viêm, thoái hóa khớp vai.
  • Thừa cân, béo phì: theo các nghiên cứu, người thừa cân, béo phì có tỷ lệ thoái hóa khớp vai cao hơn những người có vóc dáng thon gọn, thường xuyên tập thể dục.

Triệu chứng thường gặp khi bị thoái hóa khớp phần vai

Bạn có thể dễ dàng nhận biết khớp vai bị thoái hóa thông qua những triệu chứng thường gặp dưới đây:

  • Đau nhức: cơn đau từ khớp vai lan rộng xuống bả vai, cổ, ngực. Ban đầu là những cơn đau âm ỉ, sau đó xuất hiện với tần suất dày đặc, mức độ nặng hơn.
  • Sưng khớp vai: Khớp vai thoái hóa dễ dàng gặp viêm, sưng nóng, sưng đỏ và người bệnh có thể phát hiện khi nhìn hoặc sờ vào vùng vai.
  • Khớp vai kêu: do thoái hóa khớp vai khiến dịch ổ khớp ít đi, sụn khớp bị bào mòn làm xuất hiện tiếng kêu lạo xạo, lục khục phát ra từ khớp vai mỗi khi chuyển động.
  • Cứng khớp vai: triệu chứng này thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân, nặng hơn là khớp vai bị bất động, khiến người bệnh không thể xoay bả vai, vòng tay ra phía sau,…
  • Vai yếu, teo cơ: thoái hóa khớp vai khiến phần vai bị suy yếu dần, có thể dẫn đến teo cơ, vai không rắn chắc, biến dạng,…
Đau Khớp Bả Vai Trái
Thoái hóa khớp ở vai gây đau nhức và hạn chế khả năng chuyển động của vai

Thoái hóa khớp vai có nguy hiểm không và gây biến chứng gì

Khớp vai là một trong những khớp hoạt động linh hoạt nhất với biên độ vận động rất lớn. Chính vì thế, thoái hóa khớp vai sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Lớp sụn khớp vai bị bào mòn theo thời gian dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Một số biến chứng thường gặp khi mắc thoái hóa khớp vai như:

Mọc các gai xương

Sự xuất hiện của các gai xương khiến đầu xương ma sát với nhau nhiều hơn, hạn chế biên độ vận động của khớp vai. Ngoài ra, các mô mềm, dây thần kinh quanh khớp vai cũng dễ bị tổn thương, tê liệt do gai xương phát triển quá mức.

Phá hủy sụn khớp vai

Lớp sụn khớp vai thực hiện chức năng bảo vệ xương khỏi sự ma sát khi chuyển động xương khớp sẽ bị bào mòn và phá hủy trong quá tình thoái hóa diễn ra. Như vậy các đầu xương sẽ cọ xát với nhau gây nhức nhối, đau đớn và hạn chế hoạt động của vai. 

Benh Thoai Hoa Khop Vai
Sụn khớp vai hào mòn theo thời gian sẽ bị phá hủy

Tổn thương xương

Khi phần sụn vai bị hao mòn và mất đi, các xương bên dưới cũng không tránh khỏi sự tổn thương. Bệnh thoái hóa khớp vai khiến những mô xương khỏe mạnh có nguy cơ bị thay thế bởi các mô bất thường. Nhiều trường hợp tổn thương xương còn hình thành những khối u gây đau đớn, ám ảnh cho người bệnh.

Yếu cơ, teo cơ

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai thường có xu hướng e ngại hơn khi thực hiện các vận động hàng ngày do cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp. Mặc dù bạn có thể hạn chế đau nhức trong thời gian ngắn nhưng đây lại là một thói quen xấu cần loại bỏ vì vai bất động trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy yếu cơ và teo cơ.

Teo Co
Yếu cơ và teo cơ là biến chứng phổ biến của thoái hóa khớp vùng vai

Một số biến chứng khác

Một số bệnh nhân thoái hóa khớp vai còn gặp phải các vấn đề nan giải khác như: Biến dạng xương, viêm gân, viêm dây chằng và bao hoạt dịch, khó ngủ, mất ngủ, stress,…

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp vai

Khi nhận thấy những triệu chứng ban đầu của khớp vai bị thoái hóa bạn nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa để thực hiện những xét nghiệm, được chẩn đoán và có phương án điều trị bệnh, 

Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bệnh sau khi thực hiện:

  • Chụp X-quang để xác định những tổn thương ở khớp vai.
  • Chụp cộng hưởng từ để kiểm tra chuyên sâu tình trạng cơ, gân và dây chằng.
  • Chụp CT cho phép thấy rõ cấu trúc xương và tình trạng tổn thương xương vai.
  • Siêu âm giúp phát hiện tổn thương ở mô mềm, tình trạng tích tụ dịch, viêm gân hoặc bong gân,..
  • Xét nghiệm máu: Để loại trừ một số bệnh lý liên quan tương tự, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp,…

Sau khi được bác sĩ chẩn đoán chính xác, mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định một phương pháp điều trị riêng biệt dựa theo tình trạng cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến, bạn cần lưu ý rằng không có một phác đồ chung nào dành cho tất cả bệnh nhân.

  • Chăm sóc tại nhà: nên sắp xếp chế độ nghỉ ngơi điều độ kết hợp với những thực phẩm tốt cho cơ khớp, thực phẩm hạn chế sưng viêm. Người bệnh có thể chườm lạnh để cải thiện cứng khớp.
  • Điều trị bằng thuốc: ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ. Nếu việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, người bệnh có thể phải thực hiện tiêm ngoài màng cứng.
  • Phẫu thuật: phương pháp phẫu thuật được áp dụng với trường hợp thoái hóa khớp vai nặng và không cải thiện khi dùng thuốc. Tuy nhiên đây là phương pháp có nhiều rủi ro tiềm ẩn nên cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Vật lý trị liệu: người bệnh có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường khả năng vận động, mang lại sự linh hoạt cho khớp vai, giúp giảm đau nhức, căng cứng cơ.

>>> Xem thêm: Những bài tập chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả, đơn giản

Bai Tap Thoai Hoa Khop Vai 1
Thường xuyên thực hiện bài tập chống thoái hóa khớp vai giúp phòng tránh bệnh này

Mặc dù không thể điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp vai nhưng việc hiểu rõ nguyên nhân, nhận biết triệu chứng có thể giúp bệnh nhân kiểm soát quá trình tiến triển của bệnh ngay từ đầu, nhờ đó duy trì ổn định công việc và cuộc sống.

Để phòng ngừa bệnh này, bạn nên tập luyện thể thao thường xuyên, dành thời gian nghỉ ngơi điều độ, kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng hợp lý, đồng thời thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dưỡng chất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn cho mình một thiết bị hỗ trợ giúp giảm đau nhức phần cổ, vai gáy một cách nhanh chóng. Được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay đó là các dòng gối massage nhỏ gọn tiện lợi. Chỉ cần đặt gối tại phần vai gáy là bạn có thể tận hưởng cảm giác xoa bóp vô cùng thư giãn nhờ con lăn massage chuyên sâu của thiết bị mang lại.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)