Sẹo lồi hình thành tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ, đặc biệt khi sẹo lồi xuất hiện ở các vùng da mặt, chân, tay,… Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị sẹo lồi mang lại hiệu quả cao, có thể làm mờ và giảm lồi đáng kể. Sau đây sẽ là những thông tin chi tiết nhất về sẹo lồi, cách điều trị cũng như một số thắc mắc thường gặp, mời bạn cùng tìm hiểu.

Tổng quan về sẹo lồi

Sẹo lồi là gì? Sẹo lồi là một dạng sẹo nổi, hiện diện trên về mặt da, là kết quả của quá trình tăng sinh mô sợi vượt quá mức cần thiết để phục hồi vết thương. Khi da bị tổn thương, mô sợi sẽ phát triển để tái tạo vùng tổn thương. Thế nhưng, ở một số người có sự tăng sinh quá mức này có thể dẫn đến việc hình thành một khối cứng và căng bóng gọi là sẹo lồi. 

Loại sẹo này không bao giờ giảm theo thời gian, thường có màu hồng hoặc tím, bề mặt trên nhẵn, gây cảm giác ngứa và đôi khi đau khi chạm vào. Sẹo lồi khác với sẹo phì đại, sẹo phì đại phát triển ngay sau khi bị chấn thương nhưng chỉ to lên trong giới hạn của sẹo, thường giảm hoặc ngừng phát triển sau 1 – 2 năm. 

Sẹo lồi

Nguyên nhân gây ra sẹo lồi là gì? Cho tới nay nguyên nhân gây ra sẹo lồi vẫn chưa được xác định rõ. Một số chuyên gia cho rằng do sự thay đổi tín hiệu tế bào kiểm soát phát triển và tăng sinh tổ chức, làm mất cân bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa trong giai đoạn làm lành vết thương. 

Đặc điểm nhận biết sẹo lồi như thế nào? Để nhận biết sẹo lồi, bạn có thể chú ý đến một số đặc điểm sau:

  • Sẹo lồi thường phát triển ngoài phạm vi ban đầu của vết thương.
  • Bề mặt sẹo nổi lên chứ không phẳng như sẹo thường. 
  • Lúc đầu sẹo sẽ có màu đỏ, hồng hoặc tím, theo thời gian sẽ chuyển sang màu nâu.
  • Da bị sẹo sẽ có cảm giác nhạy cảm hơn với da xung quanh như ngứa, căng trước, đau khi tiếp xúc. 
  • Sẹo lồi không thể tự giảm bớt theo gian như các loại sẹo khác. 

Cách cách trị sẹo lồi chuẩn khoa học hiện đại

Tiêm corticosteroid

Corticosteroid có thể ức chế collagenase, giúp làm giảm sắc tố vùng da bị sẹo, phương pháp này chỉ áp dụng cho những vết sẹo lồi nhỏ. Hầu hết thuốc tiêm được dùng đều là triamcinolone acetonide. Sau 6 – 12 tháng, vùng da được tiêm sẽ giảm sắc tố. Phương pháp này có thể tiêm lại nhiều lần sau 1 – 2 tháng, tùy thuộc vào kích thước của từng vết sẹo. 

Dùng gel silicone

Gel silicone là một miếng thuốc dán mềm, dạng gel, thường được dùng để điều trị sẹo lồi còn mới, đặc biệt là những bệnh nhân càng trẻ thuốc sẽ có hiệu quả cao hơn. Điều trị bằng phương pháp này sẽ kéo dài trong 6 – 12 tháng, người bệnh cần duy trì lâu dài và dán đến cuối ngày, sau đó vệ sinh sạch sẽ chỗ da được dán để đảm bảo không gây nhiễm trùng vùng da đó. 

Dùng gel silicone trị sẹo lồi

Phẫu thuật

Một trong những phương pháp điều trị sẹo lồi dễ nhất đó chính là cắt bỏ sẹo rồi kết hợp cùng với tim corticosteroid, băng ép, silicon gel, kem Imiquimod hoặc tiêm Interferon. Sau khi đã cắt bỏ sẹo, vết khâu cần được đảm vệ sạch sẽ trong 10 – 14 ngày vì chất Lidocaine/Steroid có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Với những vết sẹo lồi quá lớn và nhiều, không thể áp dụng thủ thuật cắt bỏ thì bác sĩ có thể gợi ý cho bạn dùng biện pháp bào mòn sẹo để ngang bằng với phần da xung quanh và bôi thêm Imiquimod.

Phẫu thuật lạnh

Phương pháp này có hiệu quả trong việc giảm kích thước và độ lồi của sẹo. Sử dụng nitrogen lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C để đông lạnh vết sẹo làm hủy loại tế bào và các mao mạch trong vùng đó. Sự thiếu oxy hóa sẽ làm mô sẹo bị hoại tử, bong tróc và xẹp xuống. Quá trình điều trị phẫu thuật lạnh bác sĩ sẽ áp hoặc phun nitrogen lỏng trực tiếp lên vết sẹo, mỗi lần điều trị như vậy sẽ cách nhau  2 – 3 tuần. Đối với dầu hết các trường hợp sẹo lồi, cần khoảng 8 – 10 lần điều trị để đạt được kết quả tối ưu nhất. 

Phương pháp này có hiệu quả đáng kể, với tỷ lệ thành công từ 50 – 70%. Đặc biệt, khi kết hợp cùng với tiêm steroid trong phẫu thuật, tỷ lệ đáp ứng có thể lên đến 84%. Phương pháp áp lạnh cho hiệu quả kéo dài trong nhiều năm và đôi có thể làm biến mất sắc tố ở vùng điều trị. 

Sử dụng laser

Phương pháp laser cũng là một trong những phương pháp trị sẹo lồi phổ biến và được nhiều người áp dụng, nhưng có giá thành khá cao. Khi tia laser được chiếu vào vết sẹo sẽ tạo tổn thương cho các mạch máu nuôi dưỡng các mô sẹo. Việc phá vỡ các mạch máu này dẫn đến sự ngưng phát triển của mô sẹo và giảm dần kích thước cũng như độ dày của chúng. Phương pháp này còn giúp giảm màu đỏ của sẹo, giúp vùng da đó trở lại màu sắc bình thường.

Trị sẹo lồi bằng cách sử dụng laser

Tuy nhiên, sử dụng laser lại cho hiệu quả không đồng đều và chỉ được dùng cho những vết sẹo lồi mới, đang trong giai đoạn sinh mạch. Một số loại laser được dùng để trị sẹo lồi có thể kể đến như: laser CO2, laser PDL (Pulsed Dye Laser), laser neodymium.

Các phương pháp trị sẹo lồi trong tương lai

Sử dụng tia UVA bước sóng dài (UVAI) hoặc black light (340-400 nm) là một trong những phương pháp điều trị sẹo lồi có tiềm năng trong tương lai. Tia UVA sẽ làm giảm tỷ lệ phát sẹo lồi bằng cách giảm số lượng tế bào mast – một loại tế bào có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và giúp hồi phục vết thương mau chóng hơn. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc như quercetin có thể ức chế sự phát triển và co thắt các nguyên bào sợi thừa có trong sẹo. Prostaglandin E2 (Dinoprostone) cũng là một phương pháp có thể hỗ trợ điều trị sẹo lồi tiềm năng trong tương lai, phương pháp này sẽ hỗ trợ quá trình sửa chữa vết thương và làm giảm tỷ lệ phát triển của sẹo. 

Một số biện pháp điều trị sẹo lồi mới hình thành từ thiên nhiên

Cách trị sẹo lồi hiệu quả tại nhà bằng những nguyên liệu từ thiên nhiên có thể đem lại kết quả rất ấn tượng. Tùy vào cơ địa của mình mà bạn có thể lựa chọn cách điều trị sao cho phù hợp, nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Dưới đây sẽ là những phương pháp trị sẹo lồi mới hình thành từ thiên nhiên bạn nên biết. 

Tỏi

Theo một báo cáo da liễu từ năm 2011, tỏi có thể ngăn chặn sự xâm nhập của một số enzyme thúc đẩy hình thành mô và sắc tố, giúp vết sẹo được mờ dần. 

Trị sẹo lồi mới hình thành bằng tỏi

Bạn chỉ cần lấy 2 – 3 tép tỏi tươi, đập dập và đắp lên vùng bị sẹo lồi. Chờ trong vòng 15 phút rồi rửa sạch vùng da đó bằng nước, sau đó thoa thêm kem dưỡng ẩm. Trong quá trình áp dụng phương pháp này, nếu tỏi làm da của bạn bị bỏng thì nên ngừng sử dụng hoặc giảm thời gian đắp xuống. 

Giấm táo

Giấm táo là một chất có khả năng tẩy tế bào chết và làm se tự nhiên. Điều trị sẹo lồi bằng giấm táo sẽ giúp ngăn chặn các tế bào thúc đẩy sẹo xâm nhập, đồng thời giúp làm giảm sắc tố và kích thước của vết sẹo. Ngoài ra, loại giấm này còn có tác dụng giảm sưng và làm dịu vùng da bị kích ứng. 

Cách dùng, bạn hãy pha loãng giấm táo cùng với một chút nước, dùng bông gòn chấm lên vết sẹo và giữ nguyên trong 30 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước mát. 

Gel lô hội

Gel lô hội có đặc tính chống viêm và làm dịu da, được biết đến là một giải pháp tuyệt vời cho hầu hết các vấn đề về da. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc giảm kích thước của vết sẹo và ngăn tình trạng đau nhức, viêm nhiễm, hỗ trợ làm lành các mô sẹo.

Mỗi ngày, bạn hãy dùng gel tươi từ lá lô hội để thoa lên vùng da bị sẹo và giữ qua đêm. Thực hiện liên tục để có được kết quả tốt nhất. 

Nghệ

Nghệ có chứa thành phần curumin sẽ kích thích sản sinh elastin giúp tái tạo tế bào và vùng mô mới. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có khả năng ức chế sự hình thành các hắc sắc tố melanin dưới da, giúp làm mờ vùng thâm da do sẹo lồi để lại. 

Trị sẹo lồi hiệu quả bằng nghệ

Bạn chỉ cắt vài lát nghệ tươi, chà xát trực tiếp lên vùng da bị sẹo và để nguyên trong 2 – 3 tiếng, không cần rửa lại với nước. Thực hiện đều đặn 3 – 4 lần mỗi ngày. 

Gừng

Với bảng thành phần giàu các loại khoáng chất như Ca, Co, Fe, Mg,… và các loại vitamin như vitamin B, C, E, gừng có thể giúp chống oxy hóa và hỗ trợ điều trị sẹo lồi hiệu quả.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch gừng, thái lát nhỏ và đem xay nhuyễn, lấy phần nước cốt gừng rồi cho vào đó một chút mật ong nguyên chất. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị sẹo, sau đó thoa hỗn hợp này lên trên, giữ nguyên khoảng 30 phút và rửa lại bằng nước ấm. 

Điều cần đặc biệt lưu ý khi trị sẹo lồi 

Trị sẹo lồi là một quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai là có thể khỏi được. Vậy nên, trong suốt quá trình điều trị bạn cần kiên trì, uống thuốc đúng liều, tái khám đúng hẹn và thay đổi chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống hằng ngày của mình. 

Về chế độ sinh hoạt

Sau quá trình điều trị sẹo lồi để đảm bảo kết quả điều trị được tốt nhất, bạn cần duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh và hạn chế các tác động có thể ảnh hưởng đến vùng da bị sẹo. 

  • Hạn chế mang các vật dụng có thể tác động trực tiếp lên vùng sẹo, ví dụ như vòng cổ với những người bị sẹo ở ngực, vòng tay với sẹo ở cổ tay…
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng của mặt trời, khi cần ra ngoài bạn hãy che chắn cẩn thận vùng sẹo bằng cách mặc quần áo kín, đeo găng tay, khẩu trang…
  • Tránh cho nước dính vào vùng sẹo ngay sau khi thực hiện, bởi nước có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây tổn thương nặng hơn. 
  • Không nên sử dụng mỹ phẩm trên vùng da bị sẹo sau khi điều trị để tránh tình trạng kích ứng. 
  • Hạn chế những tác động mạnh vào vùng sẹo sau khi thực hiện điều trị để đảm bảo vết thương mau lành hơn. 
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho vùng sẹo để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và an toàn cho quá trình lành vết thương. 
Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý để có được kết quả điều trị sẹo lồi tốt nhất

Về chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong quá trình tái tạo và làm lành vết thương. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế các loại đồ ăn như thịt gà, hải sản, nếp, rau muống, thịt bò… bởi chúng có thể khiến vết thương mưng mủ, lâu lành hơn. Đặc biệt là rau muống và thịt bò có thể gây lồi thịt, trứng có thể làm da bị loang lổ sắc tố. 
  • Nên bổ sung các loại thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng đối với các làn da cần tái tạo. Trong đó, thịt là thực phẩm tốt nhất, một nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp lấy lại cân bằng cho cơ thể. 
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E và C, đặc biệt là rau củ sẽ giúp da mau hồi phục hơn. 
  • Đối với các vết thương đang lên da non, nên bổ sung nhiều nghệ bởi nó có thể giúp da tái tạo tốt hơn, giảm thâm. Hoặc rau diếp cá, sẽ giúp kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả.

Một số câu hỏi thường gặp

Sẹo lồi ngày càng to có gây hại?

Mặc dù sẹo lồi có thể dẫn đến những tình trạng như đau, ngứa, khó chịu, nhưng phần lớn đều không gây hại cho sức khỏe. Hơn nữa, sẹo lỗi cùng không phải là một loại bệnh lây nhiễm và cũng không liên quan đến bất kỳ rủi ro ung thư nào. Vậy nên, bạn không cần quá lo lắng về khả năng lây truyền sẹo lồi cho người khác hoặc về nguy cơ chuyển biến thành bệnh. 

Sẹo lồi có tái phát không?

Như đã chia sẻ ở trên, thị trường hiện nay có rất nhiều cách trị sẹo lồi. Tuy nhiên, vẫn chưa có phương pháp nào đem lại hiệu quả tuyệt đối và hầu hết các phương pháp điều trị này đều đi kèm với các tác dụng phụ, có tỷ lệ tái phát cao. Đặc biệt là những người có sẹo lồi sau quá trình điều trị trong 2 – 3 năm sẽ có nguy cơ tái phát cao. Kể cả khi được phẫu thuật cắt bỏ, khả năng sẹo phát triển trở lại là vẫn có thể. 

Sẹo lồi có thể tái phát sau khi điều trị

Sẹo lồi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và phần lớn các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có tác dụng là làm mờ hoặc giảm sắc tố chứ không thể loại bỏ một cách hoàn toàn. Việc này thường đòi hỏi người bệnh cần kiên nhẫn, điều trị trong thời gian dài và cẩn thận với vết thương. Bất kỳ tổn thương nào mới cũng có thể tạo điều kiện cho sự tái phát của sẹo lồi. 

Nguy cơ nào làm tăng hình thành sẹo lồi?

Nguy cơ làm tăng hình thành sẹo lồi có thể được phân tích thông qua các khía cạnh về gen, tuổi tác, melanin, mang thai.

  • Gen: Có tới ⅓ số người bị sẹo lồi có người thân trong gia đình đã từng trải qua tình trạng này, đặc biệt phổ biến đối với những người gốc châu Á hoặc Phi.
  • Tuổi tác: Mặc dù sẹo lồi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng từ 10 – 30 tuổi thường là giai đoạn dễ hình thành sẹo lồi nhất, bởi lúc này collagen hoạt động rất mạnh.
  • Melanin: Đây là sắc tố đảm nhận vai trò quan trọng trong việc tạo màu sắc cho da, tóc và mắt. Khi có tổn thương xuất hiện trên da, cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất ra nhiều melanin hơn ở vùng bị tổn thương tạo nên tế bào hắc tố. Do đó, những người có làn da tối màu nhiều hắc tố hơn so với các chủng tộc khác và họ có khả năng hơn về sự hình thành sẹo lồi. 
  • Mang thai: Sự thay đổi về nội tiết tố trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi. Các biến động nội tiết có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương và làm tăng nguy cơ xuất hiện sẹo lồi. 

Ngăn ngừa sẹo lồi xuất hiện như thế nào?

Để ngăn ngừa sự hình thành những vết sẹo lồi gây mất thẩm mỹ, bạn có thể tuân thủ theo những điều sau:

  • Phòng tránh và hạn chế tai nạn nhất có thể, tránh làm phẫu thuật không cần thiết và không xăm mình. 
  • Khi có vết thương xuất hiện trên da, bạn cần cẩn thận chăm sóc, bằng bó vết thương với một lớp sáp dưỡng ẩm, việc này sẽ giúp giữ ẩm cho vết thương và kiểm soát được sự hình thành của sẹo. 
  • Sau khi vết thương đã lành, bạn nên sử dụng gel silicone để ngăn chặn sự phát triển của sẹo lồi.

Trên đây là toàn bộ những thông liên quan đến sẹo lồi, cách điều trị sẹo lồi theo khoa học hiện đại và dân gian cùng một số thắc mắc thường gặp. Nếu bạn thấy bài viết có ích hãy chia sẻ ngay đến người thân, bạn bè của mình để họ được cập nhập thêm nhiều kiến thức về loại sẹo này nhé!

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)