Huyền sâm là một loại dược liệu vô cùng nổi tiếng trong Đông y có tác dụng giải độc, sinh tân, chỉ khát, chủ trị lở loét, lao mạch, viêm amidan,…. Để hiểu rõ hơn về đặc biệt, tác dụng cũng như cách dùng của dược liệu, mời bạn cùng khám phá trong bài viết dưới đây. 

Tổng quan về cây huyền sâm

Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm, nguyên sâm, phức thảo,… thuộc họ mõm chó và có tên khoa học là Scrophularia kakudensis France. 

Dược liệu này được phân thành 3 loại bao gồm dã huyền dâm, quảng huyền sâm và thổ huyền sâm. Trong đó, thổ huyền sâm là loại được sử dụng phổ biến nhất trong y học cổ truyền ở Việt Nam và cả Trung Y. 

Đặc điểm

Cây huyền sâm bắt nguồn từ Trung Quốc, được trồng chủ yếu ở những vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Cây có chiều cao trung bình khoảng 1,5 – 2 mét, thân cây màu xanh, hình vuông có rãnh, rễ mọc sâu dưới đất dài khoảng 10 – 20cm. Ở giai đoạn phát triển thì rễ cây thường phình ra thành củ, thân thon có màu trắng, hơi nhạt. 

Đặc điểm của cây huyền sâm

Lá cây có màu xanh, hình trứng dài, có răng cưa, nhỏ và đều ở mép, cuống lá khá ngắn, chúng mọc đối xứng nhau. Hoa của cây là màu trắng, vàng nhạt, hình ống, mọc chủ yếu ở ngọn và đầu cành. Hoa hay nở vào tháng 6 đến tháng 10 hằng năm. Cây có quả bế đôi hình trứng, nhiều hạt nhỏ màu đen. 

Bộ phận sử dụng và cách chế biến

Bộ phận được sử dụng chủ yếu là phần rễ, khi thu hoạch người ta sẽ đào nhẹ nhàng bên dưới để lấy phần rễ củ nguyên vẹn, sau đó mang đi rửa sạch, bỏ phần rễ con và phân loại theo từng kích thước khác nhau. 

Dược liệu có nhiều cách sơ chế, thông thường sẽ mang đi phơi hoặc sấy đến khi rễ khô rồi đem ủ 2 – 3 ngày đến khi phần ruột chuyển thành màu đen hoặc màu nâu đen. Sau đó, người ta sẽ tiếp tục đem phơi đến khi khô khoảng 9 phần thì cho vào trong xảo, đảo qua lại để cho đất cát và rễ củ rơi ra hết, cuối cùng là phân loại để sử dụng. 

Bộ phận được sử dụng chủ yếu của cây huyền sâm là phần rễ

Ngoài ra, còn có cách chế biến huyền sâm Triết Giang, bằng cách phơi sâm ra nắng ngay đến khi khô một nửa thì chất đống thành 2 – 3 ngày. Sau đó mang đi phơi nắng trong vòng 40 ngày liên tục, đến khi dược liệu khô ráo hoàn toàn là được. Nếu gặp trời mưa, người dân thường dùng lửa để sấy khô dược liệu. 

Khi sử dụng sâm thì có thể thái lát hoặc tán thành bột mịn tùy theo công thức. Dược liệu cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh mốc mọt và không nên dùng dụng cụ đồng để bào chế. 

Thành phần hóa học

Theo chuyên gia, thành phần hóa học có trong huyền sâm sẽ bào gồm các chất harpagid, scrophularin, phytosterol, tinh dầu, asparagin, acid béo, chất đường.

Tác dụng của huyền sâm

Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, dược liệu có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, được quy vào kinh Phế, Thận với tác dụng tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc, sinh tân, nhuận táo và hoạt trường. Hiểu đơn giản hơn, dược liệu có thể bổ phần âm của cơ thể, làm mát bên trong, trị nóng trong người, nổi mụn nhọt, táo bón,….

Dược liệu chủ trị sốt cao, phát ban, sốt nóng về chiều, viêm họng, miệng lưỡi lở, mẩn ngứa, mụn nhọt, táo bón. Ngoài ra, còn có tác dụng tán kết, nhuyễn kiên ứng dụng trong việc làm mềm các khối u rắn và tích hòn khối bên trong cơ thể. 

Dược liệu huyền sâm có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền

Theo y học hiện đại

Huyền sâm có chứa đến hơn 162 hợp chất khác nhau. Trong đó có một số hợp chất quan trọng với sức khỏe con người có thể kể đến như: axit hữu cơ, iridoids và iridoid glycoside, phenylpropanoid glycoside, dầu dễ bay hơi, terpenoid, flavonoid, saccharide, sterol và saponin. 

Các hợp chất này có nhiều đặc tính dược lý khác nhau có liên quan đến tim mạch, hệ thần tinh và gan. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và có khả năng kháng lại các tế bào gây ung thư. 

Một nghiên cứu được thực hiện từ lâu đã cho thấy, cao lỏng huyền sâm khi dùng trên tim ếch với nồng độ tích hợp có thể làm tăng sức co bóp cơ tim và làm giảm nhịp tim. Còn khi tiêm tĩnh mạch trên một con thỏ, nó có tác dụng làm giảm huyết áp nhẹ và tăng cường hô hấp. Đồng thời còn giúp an thần và kháng lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh ở da. 

Một số bài thuốc từ huyền sâm hỗ trợ điều trị bệnh

Dược liệu huyền sâm có khả năng điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe, đặc biệt là khi kết hợp cùng với các loại dược liệu khác. Dưới đây là 7 bài thuốc từ huyền sâm giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng các bài thuốc này bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia có chuyên môn về y học cổ truyền. Nếu trong quá trình sử dụng xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và có phương pháp khắc phục kịp thời. 

Huyền sâm có mặt nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh

Bài thuốc chữa viêm amidam và viêm cổ họng: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị khoảng 10g huyền sâm, cam thảo 3g, cát cánh 5g ,mạch môn 8g và thăng ma 3g. Sau đó, đem tất cả đi sắc cùng với 600ml nước lọc đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp, chia đều ra thành 3 phần để uống, ngậm hoặc súc miệng. 

Bài thuốc hỗ trợ chữa gân máu đỏ lan đến đồng tử mắt: chuẩn bị huyền sâm, gan heo 1 cái. Sau đó, mang dược liệu đi tán thành bột mịn, dùng nước nấu chín gan heo, cắt nhỏ và chấm vào thuốc bột này để ăn hằng ngày.

Bài thuốc chữa viêm tắc mạch máu ở chân tay: Dùng 21g huyền sâm, đương quy, cam thảo dây, huyết giác, ngưu tất mỗi loại chuẩn bị lấy 10g. Sau đó đem đi sắc để lấy nước uống sẽ giúp cải thiện tình trạng này. 

Bài thuốc chữa huyết áp cao, ù tai, nhức đầu, đau mắt, xuất huyết dạng thấp, chảy máu dưới da, đại tiện ra máu, chảy máu mũi, khó ngủ, mồ hôi trộm, đau cơ: huyền sâm 16g, muồng sao 12g, trắc bá, kim anh, hoa hòe sao, ngưu tất, mạch môn mỗi loại chuẩn bị 10g, đem tất cả đi sắc lấy nước uống hết trong ngày. 

Huyền sâm được dùng nhiều trong bài thuốc trị đau đầu, khó ngủ, ù tai, đau cơ,…

Bài thuốc chữa lao hạch, viêm hạch, nổi hạch ở cổ, ở vú và lao màng bụng nổi cục: Lấy huyền sâm khoảng 20g, nghệ đen, dễ quạt, mộc thông, bồ công anh mỗi loại khoảng10g sắc lấy nước uống mỗi ngày để cải thiện bệnh tình.

Bài thuốc hỗ trợ trị lở mũi: Chuẩn bị huyền sâm, sau đó đem tán thành bột, dùng để bôi vào hoặc pha với nước rồi nhét vào mũi. 

Bài thuốc hỗ trợ trị chứng loét miệng: Chuẩn bị cỏ nhọ nồi, sinh địa mỗi vị khoảng16g, ngọc trúc, mạch môn và hoàng bá, huyền sâm mỗi vị khoảng 12g, đan bì, tri mẫu mỗi vị khoảng 8g và cam thảo 4g. Đem các loại dược liệu đã chuẩn bị đi sắc lấy nước uống, chia thành 3 lần và dùng trong một ngày.

Bài thuốc hỗ trợ làm sáng mắt: chuẩn bị huyền sâm, bạch tật lê, địa hoàng, sài hồ, cam cúc hoa, câu kỷ tử, sau đó đem tất cả đi sắc để lấy nước uống.

Huyền sâm kết hợp cùng dược liệu khác có thể hỗ trợ làm sáng mắt

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bạch hầu: huyền sâm 20g, sinh địa 16g, cam thảo 4g, bạc hà 2g, đơn bì 12g, mạch môn 12g, bối mẫu 8g, bạch thược 16g. Đem các vị thuốc này đi sắc lấy nước uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh viêm não cấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt cao bị co giật, sốt cơn, mê sảng, cơ thể mất nước, táo bón, sưng họng, viêm phổi: Dược liệu cần chuẩn bị, huyền sâm 20g, mạch môn 20g, ngưu tất 20g, hạt muồng sao 20g và dành dành 12g, đem tất cả đi sắc để lấy nước uống mỗi ngày. 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tróc da tay: huyền sâm và sinh địa lấy khoảng 30g, đem ngâm với nước uống như trà bình thường.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng huyền sâm để điều trị bệnh

Mặc dù là một vị thuốc quý, có mặt trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều bệnh nhưng trước khi sử dụng dược liệu huyền sâm bạn cần đặc biệt lưu ý đến một số điều sau, để đảm bảo an toàn cũng như tránh gặp phải một số rủi ro không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.

  • Do dược liệu có tính mát nên khi uống thuốc, bạn cần kiêng các thức ăn đắng, lạnh như mướp đắng, ốc hến.
  • Các bài thuốc điều trị trên không được khuyến cáo sử dụng cho những người có hệ tiêu hóa kém, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, những người đang dùng thuốc trị tiểu đường, thuốc ức chế beta, thuốc chống loạn nhịp,…. cũng không nên dùng.
  • Không được kết hợp dược liệu này cùng với can khương, đại táo, hoàng kỳ và lê lô.
  • Không bào chế dược liệu với các dụng cụ được làm bằng đồng.
  • Khi dùng, dược liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, giảm nhịp tim, nôn mửa, buồn nồn, chán ăn,….
Tuy có lợi cho sức khỏe nhưng trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về cây huyền sâm, đặc điểm, tác dụng cũng như cách dùng. Hy vọng rằng qua bài viết này có thể cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích đến bạn đọc, cũng như biết đến thêm một vị thuốc quý trong đời sống.

Ngoài việc cung cấp nhiều thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe, đời sống, Gia Dụng Việt còn là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm hiện đại hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình như ghế mát xa toàn thân Nhật bản, đệm mát xa cao cấp, máy mát xa chân, máy mát xa cầm tay,…. Nếu bạn có quan tâm đến bất kỳ dòng sản phẩm nào, hãy liên hệ ngay đến Hotline 24/7: 0989.88.66.86 – 0913.023.989 – 0523.345678 để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)