Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh thường xảy ra ở các mẹ bầu có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy nên những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì và cách phòng ngừa ra sao luôn được các mẹ quan tâm rất nhiều. Bài viết dưới đây Gia dụng Việt sẽ giải đáp giúp các mẹ thắc mắc này.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ. Bệnh này xảy ra khi cơ thể người mẹ bị rối loạn chức năng dung nạp glucose làm tăng lượng đường trong máu hơn mức bình thường. Bệnh thường xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần 24-28. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân gây nên tiểu đường thai kỳ

Tuyến tụy là cơ quan tiết ra insulin có khả năng điều hòa đường huyết. Trong khoảng thời gian mang thai, mẹ cần tiêu hao năng lượng nhiều hơn nên sẽ dùng nhiều đường hơn. Khi đó, cơ thể người mẹ tiết thêm nhiều insulin để làm cân bằng lượng đường tăng cao.

Đến giai đoạn thai nghén, nhau thai sẽ tiết ra nội tiết tố để thai nhi có thể phát triển, tuy nhiên việc này lại làm ảnh hưởng xấu tới quá trình sản xuất insulin. Nếu lượng insulin do tuyến tụy tiết da không đủ sẽ dẫn tới sự gia tăng của lượng đường trong máu – nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ.

Với tỷ lệ thai phụ mắc căn bệnh này đã đạt tới 20%, tập trung chủ yếu vào đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở nên.
  • Mẹ bầu thừa cân, béo phì.
  • Gia đình đã có người từng bị tiểu đường.
  • Có tiền sử dung nạp glucose từ trước.
  • Đã từng sinh con trên 4kg.
  • Mẹ bầu mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Có tiền sử sản khoa bất thường như: từng bị sảy thai, thai lưu, sinh non, tiền sản giật,…
Mẹ bầu thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây nên tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây nên tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Thường thì dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sẽ không có biểu hiện rõ ràng. Nhưng mẹ bầu có thể gặp một số dấu hiệu giống như người mắc bệnh tiểu đường như:

  • Cảm thấy khát nước thường xuyên và đi tiểu nhiều.
  • Vùng kín bị nấm men với hiện tượng ngứa ngứa, khó chịu,…
  • Các vết trầy xước, vết thương sẽ khó lành hơn bình thường.
  • Bị sụt cân mà không biết rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể hay mệt mỏi, mờ mắt, thiếu năng lượng và bị kiệt sức.
  • Nước tiểu có nhiều kiến bâu vào,…. 
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường gặp nhiều nhất
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường gặp nhiều nhất

Biến chứng khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ 

Dựa trên những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, mẹ có thể phát hiện bệnh sớm. Nếu không, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Đối với mẹ

  • Làm tăng huyết áp, nếu tình trạng này xảy ra trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, tiền sản giật và sản giật,….
  • Làm tăng nguy cơ sinh nôn do rối loạn kiểm soát glucose trong máu có thể dẫn đến việc nhiễm trùng tiết niệu, huyết áp tăng và gây nên chứng tiền sản giật. 
  • Gây khó đẻ và làm tăng nguy cơ đẻ mổ.
  • Làm ảnh hưởng tới cả thần kinh và thị lực của mẹ bầu.

Đối với thai nhi

  • Thai to vượt mức, do lượng glucose dư thừa trong máu của người mẹ sẽ được vận chuyển vào thai nhi trong 3 tháng cuối, tương tự để giải quyết lượng đường này, tuyến tụy của bé sẽ phải chuyển hóa năng lượng quá mức. Điều này sẽ làm cho thai nhi có kích thước lớn hơ bình thường.
  • Khi chào đời trẻ dễ mắc các bệnh lý về chuyển hóa.
  • Tình trạng tăng hồng cầu ở trẻ sẽ dẫn đến vàng da và những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, gây nên những hậu quả nghiêm trọng với sự phát triển và sinh trưởng bình thường của trẻ sau này.

Cách để phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Dựa trên các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ như trên, khi mắc bệnh, mẹ có thể thực hiện một số lưu ý sau để phòng tránh biến chứng

  • Tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập như: yoga, đi bộ, bơi, đạp xe,… để kiểm soát lượng đường trong máu
  • Đi bộ sau bữa ăn từ 20-30 phút, giúp cơ thể dễ thu nạp glucose, cải thiện tình trạng đau lưng, chuột rút.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học. Chia thành 5-6 bữa ăn trong ngày với 3 bữa chính và 2-4 bữa phụ.
  • Tính toán lượng calo cần thiết trong mỗi khẩu phần ăn. Mỗi phần ăn chỉ nên có tổng lượng calo là 62g.
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần có một chế độ ăn lành mạnh
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần có một chế độ ăn lành mạnh

Một điều cũng quan trọng không kém đó là các mẹ nên đi kiểm tra thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai. Đây là cách tốt nhất giúp các mẹ kiểm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả.

Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm và cần được phát hiện kịp thời để không để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi các mẹ nhận thấy những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ giống như trên thì cần đi gặp bác sĩ ngay và đừng quên việc khám thai định kỳ dù không có dấu hiệu bất thường nào nhé!

>>> Xem thêm:

5/5 - (436 bình chọn)
Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
5/5 - (436 bình chọn)
Question and answer (0 comments)