Hiện tượng lỏng khớp gối có thể hiểu một cách đơn giản là tình trạng các khớp gối bị lỏng lẻo. Tình trạng này xuất hiện thường do chấn thương mạnh, nhất là khi chơi thể thao, vận động nhiều. Làm sao để nhận biết tình trạng này và cách điều trị hiệu quả như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những giải đáp nhanh chóng giúp bạn phát hiện bệnh và điều trị kịp thời nhất.
>>> Xem thêm tin tức khác
Xem nhanh nội dung
Triệu chứng nhận biết lỏng khớp gối
- Triệu chứng dễ nhận biết sớm nhất là khớp gối bị sưng, không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, không đau hoặc cảm thấy đau ít, có thể tự khỏi sau vài ngày.
- Khi di chuyển thấy chân yếu hơn, khi vận động dễ bị díu chân và vấp ngã
- Khó đứng vững, nhất là khi bên chân bị lỏng khớp gối làm chân trụ.
- Với những người chơi thể thao, đặc biệt là cầu thủ đá bóng nhận rõ rệt thấy sự suy giảm lực sút, sút không căng, đường truyền bóng không chuẩn, phong độ giảm hẳn, như các kĩ thuật đảo, ngoặt bóng… khó khăn khi thực hiện.
- Nếu di chuyển nhanh rất dễ bị trẹo gối, trong điều kiện lên xuống dốc, leo cầu thang, đi trên địa hình không bằng phẳng …
Cách điều trị khi bị lỏng khớp gối
Có rất nhiều phương pháp điều trị khớp gối bị lỏng. Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp nội khoa, ngoại khoa tùy theo biểu hiện bệnh của từng người.
Điều trị nội khoa:
Nếu bị lỏng khớp gối do thoái hóa khớp thông thường thì sẽ sử dụng thuốc để giúp tái tạo lại sụn, kháng viêm. Nếu cảm thấy đau nhiều khi di chuyển thì sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau.
Điều trị ngoại khoa:
Nếu khớp gối bị lỏng do đứt dây chằng chéo, do tai nạn chấn thương, thì phương pháp điều trị nội khoa không thể trị dứt điểm. Lúc này cần áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa khi bị lỏng khớp ở đầu gối. Sau phẫu thuật 2 ngày, người bệnh sẽ được vật lý trị liệu để phục hồi chức năng khớp đầu gối, để phòng ngừa chứng teo cơ, tránh gây ứ đọng máu.
Thời gian sau điều trị khá dài, tùy thuộc vào quyết tâm của người bệnh, có thể sau 3-6 tháng đi lại bình thường. Và hoạt động thể thao sau khoảng 9 -12 tháng.
Cách phòng ngừa khi bị lỏng khớp đầu gối
Hàng ngày, việc áp dụng liệu pháp massage, xoa bóp giúp giảm nguy cơ mắc phải các bệnh xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp đầu gối. Với những người thường xuyên vận động thể dục thể thao, việc massage xoa bóp day huyệt có tác dụng lớn – tương đương như việc khởi động trước khi tham gia vào trận đấu. Sau khi kết thúc việc chơi thể dục thể thao, thì cũng cần phải massage xoa bóp toàn bộ các khớp gối để giúp các cơ được bảo dưỡng, chăm sóc, hoạt động linh hoạt, bền bỉ và dẻo dai hơn, được thư giãn và nhanh chóng phục hồi.
Ngoài việc tự mình massage cho cơ thể của mình, bạn có thể tận hưởng dịch vụ tại các trung tâm spa chăm sóc sức khỏe hoặc lựa chọn những thiết bị mát xa tại nhà. Được ưa chuộng trên thị trường hiện nay đó là dòng đệm massage toàn thân có chức năng thư giãn, xoa bóp chuyên sâu. Đệm được trang bị những kỹ thuật mát xa chuyên sâu, các bài tập thư giãn tối đa cho cơ thể.
Trên đây là một số chia sẻ kiến thức về bệnh lỏng khớp đầu gối giúp bạn phát hiện bệnh và có hướng điều trị hiệu quả nhất. Hy vọng bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình một cách toàn diện nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn
Câu hỏi thường gặp (3)
- Triệu chứng dễ nhận biết sớm nhất là khớp gối bị sưng, không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, không đau hoặc cảm thấy đau ít, có thể tự khỏi sau vài ngày.
- Khi di chuyển thấy chân yếu hơn, khi vận động dễ bị díu chấn và vấp ngã
- Bên chân nào mà khớp gối bị yếu, nếu đứng một chân trụ thì dễ thấy khó đứng vững, chắc chắn được
- Với những người chơi thể thao, đặc biệt là cầu thủ đá bóng nhận rõ rệt thấy sự suy giảm lực sút, sút không căng, đường truyền bóng không chuẩn, phong độ giảm hẳn, như các kĩ thuật đảo, ngoặt bóng… khó khăn khi thực hiện.
- Nếu di chuyển nhanh rất dễ bị trẹo gối, trong điều kiện lên xuống dốc, leo cầu thang, đi trên địa hình không bằng phẳng …
- Điều trị nội khoa: Nếu bị lỏng khớp gối do thoái hóa khớp thông thường thì sẽ sử dụng thuốc để giúp tái tạo lại sụn, kháng viêm. Nếu cảm thấy đau nhiều khi di chuyển thì sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau
- Điều trị ngoại khoa: Nếu khớp gối bị lỏng do đứt dây chằng chéo, do tai nạn chấn thương, thì phương pháp điều trị nội khoa không thể trị dứt điểm. Lúc này cần áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa khi bị lỏng khớp ở đầu gối. Sau phẫu thuật 2 ngày, người bệnh sẽ được vật lý trị liệu để phục hồi chức năng khớp đầu gối, để phòng ngừa chứng teo cơ, tránh gây ứ đọng máu.