Nhịp tim đập nhanh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do vận động mạnh, tinh thần mệt mỏi, sử dụng chất kích thích, do bệnh lý…. Ngoài ra, nếu như bạn cảm thấy tim đập nhanh thường xuyên, kể cả khi đang nghỉ ngơi, thì đó không còn là triệu chứng bình thường mà đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo một bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy cùng Gia Dụng Việt tìm hiểu chuyên sâu về nguyên nhân, dấu hiệu, tim đập bao nhiêu là bình thường, biến chứng và biện pháp kiểm soát nhịp tim nhé.

Nhịp tim chuẩn là bao nhiêu?

Nhịp tim đập chuẩn còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, mỗi độ tuổi và giới tính khác nhau.

  • Đối với những người trưởng thành, khi cơ thể không vận động, đang nghỉ ngơi nhịp tim sẽ dao động trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/ phút.
  • Đối với những vận động viên chuyên nghiệp, người tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày nhịp tim đập trong khoảng từ 40 – 50 nhịp/ phút.
  • Đối với độ tuổi trên 60, nhịp tim chỉ nằm trong khoảng từ 60 – 80 nhịp/ phút, và khi tim đập nhanh trên 80 nhịp/ phút thì đã gây nên những hiện tượng như hồi hộp, mệt mỏi, khó thở, bệnh lý…. TRường hợp này được xem là nhịp tim đập nhanh và cần được điều trị để kiểm soát nhịp tim tốt hơn.
Tim Dap Nhanh 4
Bảng tiêu chuẩn nhịp tim của từng độ tuổi

Những dấu hiệu nhận biết tim đập nhanh

Nhịp tim thường biến đổi trong ngày tùy thuộc vào mức độ hoạt động nhiều – ít của cơ thể, và nó là biểu hiện khỏe – yếu của sức khỏe. Khi hoạt động, tập thể dục là tình trạng hưng phấn thần kinh có thể làm nhịp tim đập nhanh hơn bình thường là 100 nhịp/ phút. Đối với trường hợp trên 100 nhịp / phút thì là nhịp tim nhanh

Nhịp tim nhanh gồm những biểu hiện nhận biết như sau:

  • Mạch nhanh hơn
  • Nhịp tim đập nhanh và rung lên
  • Cảm nhận rõ nhịp tim đang nhanh và có đánh trống vùng ngực
  • Có thể cảm nhận được tình trạng nhịp tim nhanh trong cổ họng, và vùng ngực
  • Nhịp tim nhanh hơn khi đang hoạt động, nghỉ ngơi, đứng dậy, ngồi xuống hay nằm.
  • Chóng mặt
  • Người mệt mỏi
  • Khó thở
  • Đau tức vùng ngực
  • Bất tỉnh
  • Đau đầu
  • Cảm giác lo lắng, bồn chồn, hồi hộp, khó chịu
  • Thở tụt hơi, phải rướn người lên mới thở dễ dàng được

Do vậy, bạn cần theo dõi cơ thể mình để biết được dấu hiệu nhịp tim đang đập nhanh là bình thường hay bất thường và có hướng đi khám bác sỹ để đưa ra những chuẩn đoán và cách điều trị tốt nhất

Tim Dap Nhanh 7
Những dấu hiệu nhận biết khi tim đập nhanh

Nguyên nhân nhịp tim nhanh là như thế nào?

  • Phản ứng tình cảm mạnh mẽ như làm việc căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, khó chịu.
  • Thường xuyên tập những bài thể dục mạnh quá sức
  • Sử dụng chất có caffeine như cà phê, rượu, bia
  • Bị sốt
  • Khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi, thời kỳ kinh nguyệt, hoặc thời kỳ tiền mãn kinh
  • Sử dụng thuốc cảm cúm, ho, sổ mũi có chứa pseudoephedrine, một chất kích thích
  • Sử dụng thuốc hen suyễn có chứa chất kích thích
  • Do một số bệnh lý như: cường giáp, trào ngược dạ dày, rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dài, bệnh trầm cảm, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, bệnh tim mạch,
Tim Dap Nhanh

Nguy hiểm của tim đập nhanh?

Nhịp tim đập nhanh trong thời gian ngắn thì sẽ không có điều gì đáng lo ngại, nhưng nó xảy ra thường xuyên và có nhiều triệu chứng đi kèm thì sẽ rất nguy hiểm. Có nhiều trường hợp nhịp tim đập mạnh thường xuyên là do triệu chứng của bệnh tim mạch nghiêm trọng và cần được điều trị trong thời gian sớm nhất.

Thông thường những triệu chứng khi nhịp tim nhanh thì người bệnh thường chủ quan là dấu hiệu bình thường, nhưng khi triệu chứng đã nặng, kéo theo nhiều bệnh lý nặng bất thường.Đặc biệt, nếu không được phát hiện sớm những triệu chứng nặng kéo đến như ngất, đột quỵ, kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe.

Biến chứng của bệnh tim đập nhanh

  • Ngất, bất tỉnh: Nhịp tim nhanh kéo dài sẽ dẫn đến huyết áp tụt đột ngột, ngất, bất tỉnh tại chỗ.
  • Ngưng tim: Đây chính là một biến chứng của bệnh rất nguy hiểm, nhưng cũng hiếm gặp. Nhịp tim nhanh là nguy cơ đang đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
  • Đột quỵ: Xuất hiện những cơn rung nhĩ, hình thành những cục máu đông gây ra tình trạng tắc mạch máu não, là biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch.
  • Suy tim: Rung nhĩ chính là nguy cơ tiềm ẩn gây nên suy tim, nếu không được điều trị kịp thời.

>Xem thêm:

Tim Dap Nhanh 6

Biện pháp kiểm soát nhịp tim

Những điều cần làm để kiểm soát nhịp tim nhanh

Thư giãn tinh thần

Những lúc khi nhịp tim đang biến động đập nhanh bạn cần nằm xuống nghỉ ngơi để cơ thể cảm thấy được thoải mái, tinh thần thư giãn. Hoặc bạn có thể ngồi nghỉ ngơi để cơ thể thả lỏng, hít thở sâu. Đây là sẽ cách làm giảm nhịp tim nhanh và đơn giản nhất.

Tập luyện thể dục đều đặn

Tập luyện thể dục thể thao quá sức làm tăng áp lực lên tim nhưng nếu không vận động thể chất thương xuyên cũng khiến tim hoạt động không ổn định. Do đó, người bị bệnh nhịp tim nhanh nên tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,… Ngoài ra bạn nên trao đổi với bác sĩ để có được cường độ tập luyện phù hợp nhất.

Nói KHÔNG với chất kích thích

Sử dụng những loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá có thể là nguyên nhân khiến cho cơ thể tiết quá nhiều hormone gây ra tình trạng co mạch, tăng tiêu thụ oxy của cơ tim , và khiến cho tim mạch đập nhanh. Bên cạnh đó, những đồ uống có cồn dễ dẫn đến tình trạng nhịp tim nhanh tiềm ẩn. Do vậy, để giảm nhịp tim, để tim đập bình thường ổn định cần tránh xa những chất kích thích.

Noi Khong Voi Chat Kich Thich Min
Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích để giảm các biến chứng tim mạch

Sử dụng thuốc

Đối với những người mắc bệnh nhịp tim đập quá nhanh, rối loạn nhịp tim thường được bác sỹ kê những loại thuốc như sau:

  • Thuốc beta (Atenolol, propranol): Đây là nhóm thuốc giúp thư giãn mạch máu, ngăn ngừa tình trạng co mạch máu, tăng cường nhịp tim đập bình thường
  • Thuốc canxi (Nifdipin, ditiazem, verapamil…) Nhóm thuốc giúp thư giãn mạch máu, làm chậm nhịp tim lại.
  • Thuốc kali (amiodarone thường dùng là cordaron) Giúp kéo dài thời gian dẫn truyền giúp nhịp tim đập chậm lại, về chế độ bình thường.

Tuy nhiên, để sử dụng thuốc làm giảm nhịp tim nhanh thì người bệnh cần đi khám bác sỹ và nge theo hướng dẫn sử dụng của bác sỹ chứ không được tự ý đi mua thuốc về uống.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn uống khoa học, không chỉ giúp ổn định nhịp tim mà nó còn giúp cơ thể phòng ngừa được rất nhiều bệnh lý khác. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm bạn nên thường xuyên bổ sung như táo, chuối, sữa, bánh mì, hạt hạnh nhân, yến mạch, đậu hũ, ngũ cốc…

Tim Dap Nhanh 5

Những điều cần tránh để kiểm soát nhịp tim nhanh

  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress, lo âu
  • Tránh sử dụng chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá….
  • Tránh sử dụng thuốc có chất kích thích, thuốc bất hợp pháp
  • Tránh tập luyện thể dục thể thao cường độ mạnh
  • Khi làm việc không nên làm quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe và nhịp tim
  • Thúc đẩy quá trình máu huyết lưu thông, giữ tinh thần thư giãn để kiểm soát nhịp tim với máy massage, gối massage
Tim Dap Nhanh 8

Một số lưu ý khi khám bác sỹ tim mạch

Nếu như bạn nhận biết những triệu chứng của nhịp tim đập nhanh bất thường cần đặt lịch khám với bác sỹ càng sớm càng tốt, để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Một số lưu ý khi đi khám như:

  • Liệt kê đầy đủ triệu chứng bệnh
  • Thời gian xuất hiện triệu chứng bao lâu
  • Tiền sử mắc những bệnh gì không
  • Trong gia đình có ai bị bệnh tim mạch khong
  • Đã và đang sử dụng loại thuốc hay thực phẩm chức năng gì
  • Cần hỏi bác sỹ tình trạng tim đập nhanh là do bệnh gì, cần làm những xét nghiệm gì…

Như vậy, khi tim đập nhanh bạn cần phải chú ý đến triệu chứng, và đo nhịp tim ngay. Nếu như thấy cơ thể bất thường, triệu chứng bất thường cần đi khám bác sỹ để có được cách điều trị nhanh chóng và tốt nhất.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (3)

Trẻ em tim đập nhanh có sao không?
Khi trẻ nô đùa mạnh cũng khiến nhịp tim đập nhanh, nhưng nếu khi trẻ đang ngồi yên một chỗ mà tim vẫn đập nhanh và diễn ra thường xuyên cần đến bệnh viện để kiểm tra
Tim đập nhanh có sao không?
Tùy vào mức độ. Nếu như chỉ khi mệt mỏi, hay đứng lên ngồi xuống đột ngột mới bị tim đập nhanh thì không ảnh hưởng gì, nhưng nếu bạn bị tim đập nhanh thường xuyên thì cần đi kiểm tra ngay.
Tim đập nhanh nên làm gì?
Khi bị tim đập nhanh bạn cần ngồi nghỉ ngơi để lắng nge nhịp tim đập nhanh như thế nào, nghỉ ngơi sẽ giúp tim hết đập nhanh.
Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.