Những cơn đau hạ sườn phải lan ra sau lưng là dấu hiệu cảnh báo ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ban đầu, cơ thể xuất hiện cơn đau mạn sườn, hạ sườn phải kéo dài âm ỉ rồi biến mất nhưng có khi cơn đau dữ dội. Những cơn đau này cảnh báo cơ thể có nguy cơ mắc bệnh gì, có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Khi xuất hiện cơn đau cần phải làm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc này một cách nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm các bài tin tức khác

Nguyên nhân gây ra cơn đau hạ sườn phải lan ra sau lưng

Khi thấy dấu hiệu bị đau hạ sườn bên phải rất có thể cơ thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý dưới đây:  

Do thoát vị đĩa đệm

Theo khảo sát thực tế thì hầu như những người mắc phải bệnh lý thoát vị đĩa đệm hoặc cột sống đều có triệu chứng đau hạ sườn bên phải lan ra sau lưng. Nguyên nhân phổ biến do đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu hoặc phình ra chèn vào hệ thống dây thần kinh dẫn tới cơn đau khi di chuyển hoặc khi ngồi lâu. Ngoài ra có thể do đĩa đệm bị cọ xát, khô khớp do dịch tiết không bôi trơn quanh khớp.

Do căng cơ lưng

Do tính chất công việc phải lao lực, sử dụng sức lực của vùng lưng hoặc do tuổi tác nên dễ bị căng cơ hoặc co rút vùng thắt lưng. Từ đó sẽ gây ra cơn đau nhức và mỏi lưng gây nên cơn đau hạ sườn phải lan ra sau lưng. Cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khi cơ thể mang vác nặng hoặc ngồi làm việc sai tư thế, hoạt động quá sức. Các cơn đau thường kéo dài mức độ đau dữ dội và có thể phải nhờ đến sự can thiệp từ y tế.

cơn đau hạ sườn phải lan ra sau lưng
Đau hạ sườn phải lan ra sau lưng thường kéo dài với mức độ đau dữ dội

Do bệnh thận

Thận yếu, sỏi thận hay thận ứ nước, sỏi niệu quả,… đều là những nguyên nhân gây ra đau hạ sườn phải lan ra sau lưng. Biểu hiện thường thấy là những cơn đau đến bất chợt, có lúc nhẹ nhàng, có lúc đau dữ dội. Những cơn đau này thường khó phát hiện nếu không được kiểm tra, xét nghiệm.  

Do đau thần kinh liên sườn

Triệu chứng đau hạ sườn phải lan ra sau lưng có thể do nguyên nhân người bệnh đang mắc phải đau thần kinh liên sườn. Vị trí cơn đau ở phía sau lưng rồi lan dần rộng ra phía khung liên sườn. Lúc này cơ thể sẽ có cảm giác đau ở khoang và cơ liên sườn.

Do một số bệnh lý khác gây nên

Có nhiều nguyên nhân khác dẫn tới những cơn đau nhẹ hạ sườn phải lan ra sau lưng. Ví dụ như nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xuất hiện dấu hiệu đau vùng thắt lưng kèm theo đái buốt, đái dắt,… màu nước tiểu cũng thay đổi. Những cơn đau hạ sườn phải cũng có thể xuất hiện do sức ép của thai nhi.

Đau hạ sườn phải lan ra sau lưng có nguy hiểm không?

Đau mạn sườn phải lan ra sau lưng có nguy hiểm tính mạng không?

Khi ở giai đoạn cơn đau hạ sườn phải lan ra sau lưng mức độ nhẹ sẽ không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, để có chuẩn đoán chính xác nhất cần phải đi thăm khám và có phương án chữa trị kịp thời để không có biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây tổn thương thận, nặng có thể vỡ thận dẫn tới tử vong nếu do bệnh thận gây ra
  • Nếu do thoát vị đĩa đệm sẽ khó khăn trong quá trình di chuyển, vận động ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày
  • Trường hợp nếu đau ruột thừa thì có thể nguy hại tới tính mạng nếu không mổ gấp

Phải làm gì khi bị đau hạ sườn phải lan ra sau lưng?

Một nguyên tắc điều trị chung với mọi biểu hiện bị đau hạ sườn phải lan ra sau lưng là cần tới cơ sở y tế để được kiểm tra thăm khám. Các bác sĩ sẽ chuẩn đoán và đưa ra chính xác nguyên nhân cùng giải pháp chữa trị thích hợp cho bệnh lý. Có thể tham khảo một số biện pháp giúp thuyên giảm cơn đau mạn sườn phải hiệu quả như sau:

  • Chườm nóng xung quanh vùng đau nhức
  • Không nên bê vác đồ vật quá nặng, sai tư thế gây ảnh hưởng tới cơ lưng
  • Không nên tự ý tùy tiện dùng thuốc khi có cơn đau. Cần đi thăm khám để để xác định triệu chứng, xác định cơn đau hạ sườn bên phải là dấu hiệu của chứng bệnh gì
  • Cần nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
  • Nếu cơn đau hạ sườn bên phải dữ dội không dứt, đau tê tái người cần phải đi cấp cứu tức thì

Để điều trị cơn đau hạ sườn bên phải lan ra sau lưng hiệu quả có thể sử dụng một số bài thuốc nam cổ truyền kết hợp với quá trình tập luyện mỗi ngày, phương pháp vật lí trị liệu hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc Tây theo đơn thuốc của bác sĩ. Kết hợp với đó là thực hiện massage khu vực cơn đau để giảm đau nhức nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng ghế matxa nhật bản mỗi ngày ngay tại nhà mình, vừa tiết kiệm thời gian vừa không tốn kém.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn có thể tìm được câu trả lời đau hạ sườn phải lan ra sau lưng có nguy hiểm không? Khi bị đau hạ sườn bên phải phải làm sao? Từ đó, bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích phòng ngừa và xác định nguyên nhân và có giải pháp chữa trị kịp thời nhé.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (3)

Các nguyên nhân gây đau hạ sườn phải?
Một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến đau hạ sườn phải như: do mắc các bệnh về gan, gặp phải các vấn đề về phổi, gặp vấn đề ở một vài bộ phận khác,.
Vị trí và vai trò của hạ sườn phải
Hạn sườn phải hay còn được biết đến là mạn sườn phải, là vùng bụng nằm dưới phần xương sườn bên phải Có rất nhiều bộ phận, cơ quan nội tạng quan trong nằm gần với mạn sườn như : thận, túi mật, gan... nếu như vùng hạ sườn bị thương tổn thì có sẽ nguy cơ ảnh hưởng rất xấu đến các bộ phận nằm liền kề mạn sườn
Cách giảm đau hạ sườn phải
Nếu chưa có thời gian để đi khám và được bác sĩ chẩn đoán, thì còn một số phương pháp sau đây sẽ giúp giảm đau hạ sườn phải hiệu quả như: chườm nóng vùng mạn sườn bị đau, kết hợp dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và thư giãn, cùng với việc uống nước ấm và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Một lưu ý là bạn không được tự ý uống thuốc nếu không có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.